Đã từ lâu, Hoa Kỳ ấp ủ tham vọng trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới. Để thiết lập bá quyền của mình, Hoa Kỳ đã áp dụng mọi biện pháp gây sức ép đối với các nước khác: từ quân sự, chính trị đến kinh tế, trong đó trừng phạt kinh tế được coi là một công cụ đặc biệt quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Trên thực tế, trừng phạt kinh tế không chỉ gây ra thiệt hai cho các đối tượng chịu trừng phạt, mà còn cho chính bản thân nước Mỹ. Các công ty hay các khu vực sản xuất kinh doanh của Mỹ có liên quan đến lĩnh vực trừng phạt chính là những người phải trả giá. Không những thế, việc Hoa Kỳ liên minh với một số hay nhiều nước trong quá trình áp dụng trừng phạt còn là nguyên nhân dẫn đến những căng thẳng và xung đột trong quan hệ quốc tế, và không thể phủ nhận rằng nạn nhân đầu tiên và chủ yếu của trừng phạt kinh tế vẫn là những người dân thường.
Vậy trừng phạt kinh tế có phải là biện pháp tối ưu nhằm bảo vệ nhân quyền và lợi ích chung của các dân tộc như Hoa Kỳ vẫn thường khẳng định không? Thực chất và các hình thức biểu hiện của nó ra sao? Quá trình thực hiện dẫn đến hậu quả đối với các đói trượng chịu sự trừng phạt và ngay cả bản thân nước Mỹ như thế nào?
Cuốn sách Vấn đề trừng phạt kinh tế trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tập trung trình bày khái quát quá trình thực hiện chính sách trừng phạt kinh tế của Mỹ, các hình thức, biện pháp thường được áp dụng; vai trò của cơ quan lập pháp và hành pháp trong việc ra quyết định trừng phạt kinh tế; một số trường hợp điển hình, cụ thể