Đây là cuốn sách tương đối ngắn về một chủ đề lớn: tương lai Trung Quốc. Là một trong những bất ổn toàn cầu chính trong những thập niên tới, phát triển của Trung Quốc sẽ tiếp tục có những hậu quả – cả tốt và xấu – đối với toàn thế giới. Phát triển tương lai của Trung Quốc cũng sẽ là bài kiểm tra của các cuộc tranh luận triền miên giữa các nhà khoa học xã hội về vấn đề liệu dân chủ hóa chính trị có cần đi cùng hiện đại hóa kinh tế. Cho đến nay, chưa từng có trường hợp một nước phát triển kinh tế hiện đại mà không đồng thời dân chủ hóa. Kinh nghiệm của các nền kinh tế mới công nghiệp hóa (NIEs) là dân chủ không chỉ là kết quả của hiện đại hóa – nó cũng là nhân tố hỗ trợ cần thiết của quá trình này. Tối thiểu, chúng là những quá trình cộng sinh.
Chính quyền chuyên chế Trung Quốc công khai và thẳng thừng bác bỏ mối quan hệ này, tuy nhiên cho đến nay nó đã thành công trong việc tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước. Nhưng hiện nay Trung Quốc đã đạt đến một mức phát triển khác về chất – chuyển đổi từ một nền kinh tế mới công nghiệp hóa sang một nền kinh tế hoàn toàn “trưởng thành” – ở đó kinh nghiệm của tất cả các nền kinh tế mới công nghiệp hóa thành công khác cho thấy cần có một hệ thống chính trị cởi mở và dân chủ hơn để đạt được chuyển đổi kinh tế. Các nước không dân chủ hóa đến một mức độ nào đó sẽ không hiện đại hóa thành công. Cho đến nay Trung Quốc vẫn ngoan cố chống lại xu hướng chung này, nhưng liệu nó có thể tiếp tục làm vậy bằng cách duy trì hệ thống chính trị chuyên chế của nó? Nếu thế, hoặc không như thế, hậu quả đối với tương lai Trung Quốc là gì? Nó có thành công thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” và thực hiện các cải cách để “tái cân bằng” nền kinh tế và chuyển lên chuỗi giá trị – hay hệ thống chính trị chuyên chế của nó sẽ ngăn nó làm điều đó? Thời gian sẽ trả lời.
Mời bạn đón đọc.