Tưởng Giới Thạch Mưu Lược Chốn Quan Trường:
Là một kẻ đầy tham vọng trong cuộc đời cũng như sự nghiệp, Tưởng Giới Thạch không từ âm mưu, thủ đoạn nào để nhằm mưu cầu lợi ích cho bản thân và để từng bước thâu tóm toàn bộ quyền lực vào tay mình. “Mưu cao, kế sâu” của Tưởng chủ yếu là sự vận dụng các thuật trên chốn quan trường của Trung Quốc cổ đại, đã giúp cho Tưởng Giới Thạch từ một kẻ tay trắng và không có tiền đồ trở thành người nắm quyền lực tối cao. Tuy nhiên, với những thủ đoạn trong bước đường chính trị, trong đối nhân xử thế, trong cách dùng người và trọng người, cùng với tính cách độc tài, lòng dạ hẹp hòi, thủ đoạn tàn nhẫn, Tưởng Giới Thạch và phe cánh cuối cùng cũng chuốc lấy thất bại, phải bỏ Đại lục chạy sang Đài Loan, bị người đời lên án.
Mấy mươi năm trên quan trường, Tưởng Giới Thạch luôn dùng báng súng để giữ lấy thượng phong, giành vinh quang và huy hoàng trên vũ đài chính trị. Nắm giữ quyền lực quân sự, đảng và chính trị đã giúp Tưởng có thể “ngồi vững” trên chiếc ghế chóp bu của mình.
Sự thành bại trong đời Tưởng Giới Thạch liên quan chặt chẽ với “phép” dùng người của Tưởng. Trong sự chằng chịt phức tạp của các mối quan hệ, Tưởng đã dụng công dệt nên một mạng lưới liên kết các giới chính trị và xã hội, tạo nên những chân rết dày đặc, trở tjành “nền móng” vững chắc cho sự “huy hoàng” của Tưởng trên chính trường. Tưởng quả thật rất giỏi làm cho người khác nguyện sống chết vì mình, ông có cả nghệ thuật dùng người theo “triết học”. Trong thuật dụng người của mình, Tưởng Giới Thạch thường tuân theo nguyên tắc “thân thân vi tiên, đức tài thứ chi” (kẻ thân cận là tốt nhất, kế đó mới là tài đức”, “dụng nhân tất nghi nghi nhân khả dụng” (dùng người tất có nghi ngờ, người nghi ngờ vẫn có thể dùng). Thuật dùng người này đã giúp Tưởng đạt được những kết quả như mong muốn trong cuộc tranh giành với các thế lực quân phiệt.
Những thủ đoạn chính trị mà Tưởng dùng phần lớn dựa theo các mưu lược nơi chốn quan trường của Trung Quốc cổ đại, dùng những mưu kế linh hoạt thời cổ đại Trung Quốc làm nền tảng cho mọi hành động của mình. Đây chính là đặc điểm lớn nhất của Tưởng trên chính trường.
Tưởng Giới Thạch giỏi phán đoán tình thế và nắm bắt cơ hội, cũng là người có mối quan hệ vô cùng phức tạp với xã hội. Tưởng kết giao bạn bè không tính đến danh tiếng. Tốt xấu chẳng quan trọng, miễn là có lợi cho mình, Tưởng rất biết dùng các thủ đoạn khác nhau để khống chế kẻ khác, chờ thời cơ thích hợp sẽ lợi dụng họ triệt để.
Đương nhiên, bất cứ lúc nào Tưởng cũng coi mình là trung tâm, lấy lợi ích độc tài của mình làm tôn chỉ của mọi hành động, đối với những “quân cờ” chống đối hoặc không nghe theo sự sắp đặt của mình. Tưởng luôn giữ quan điểm “không cùng chí hướng không hợp tác”. Dồn đối phương vào thế đường cung, thậm chí còn dùng thủ đoạn hết sức tàn nhẫn để loại trừ họ.
Cuốn sách “Tưởng Giới Thạch – Mưu lược chốn quan trường” không chỉ giúp bạn đọc tìm hiểu những âm mưu và thủ đoạn tinh vi của Tưởng Giới Thạch, mà còn vạch ra những sai lầm, thất bại trong cuộc đời và sự nghiệp của Tưởng.
Mục lục:
Chú dẫn của Nhà xuất bản
Lời giới thiệu
Chương 1: Đánh bạc với thời thế, mưu định kế hoạch cho tương lai
Chương 2: Câu kết với thế lực hắc đạo, bạch đạo
Chương 3: Xem người khác như người thân duy nhất, kết bè đảng để trục lợi
Chương 4: Dụng nhân tất nghi vi, ngã sợ dụng (Dùng người tất phải nghi ngờ, dùng họ vì mình)
Chương 5: Nguỵ trang cách mạng, đầu cơ chính trị bằng thủ đoạn
Chương 6: Kết hợp đánh và lôi kéo, làm chia ra phân hoá
Chương 7: Áp chế khác biệt, củng cố quyền lực
Chương 8: Việc nước việc nhà, duy trì chuyên quyền
Chương 9: Chìm đắm trong mưu tính quyền lợi, bản sao của chế độ phong kiến
Chương 10: Nhờ giả trá mà thành công, tất cũng thất bại vì giả trá.
Mời bạn đón đọc.