Ngôn từ có một sức mạnhto lớn đối với con người. Ngay cả với con cái, mỗi lời nói của bố mẹ dù tốt hayxấu đều mang đến những ảnh hưởng vô cùng to lớn.
Khi trẻ bước vào tuổi dậythì, trẻ ít có thời gian gần gũi, trò chuyện với bố mẹ. Chính vì vậy mà sức nặngtrong mỗi lời nói của bố mẹ với trẻ ngày càng tăng. Tuổi dậy thì là thời kỳ concó những thay đổi, trưởng thành cả về tâm lý và thân thể một cách đáng kinh ngạc.Những cô bé, cậu bé từ trước đến giờ vẫn hoàn toàn nằm trong vòng tay cha mẹthì đến tuổi này, các con sẽ hướng đến thế giới bên ngoài, mở rộng kết giao vớibạn bè và bắt đầu cảm thấy khó chịu khi gần gũi, trò chuyện với bố mẹ.
Đây chính là một giai đoạn tất yếu trong quá trình trưởng thành.Vào thời điểm này, nếu bố mẹ không kiên nhẫn lắng nghe các con mà ngược lại còncàu nhàu, quát tháo hay đưa ra các yêu cầu, mệnh lệnh áp đặt “làm… đi” thì rấtdễ dẫn đến các vấn đề, như khiến trẻ cảm thấy “bố mẹ chẳng hiểu mình” và sẽ mấtdần đi sự ham thích với mọi thứ hoặc cũng có thể trở nên bạo lực hơn để giải tỏatâm trạng của bản thân. Cho dù không tạo ra những vấn đề lớn thì cũng không ítcác ông bố bà mẹ đều sẽ cảm thấy phiền muộn khi nuôi con tuổi dậy thì như “conkhông nghe lời”, “có gọi con cũng không trả lời” hay “ngày càng biết cãi lại”…Nếu coi thời thơ ấu là nền tảng cơ bản của đời người thì tuổi dậy thì là bướccơ bản để một “người lớn” tiến vào xã hội.
Trong thời gian này, các con sẽ bắt đầu rời xa bố mẹ và bước đầucó những suy nghĩ, ý kiến khác với bố mẹ. Chính vì vậy, điều quan trọng là bố mẹkhông nên ép buộc con cái theo ý mình mà cần phải lắng nghe ý kiến của các con,tập trung vào những lời nói từ sâu trong lòng con trẻ. Nuôi dạy con trong tuổidậy thì có hai con đường lớn: áp đặt hoặc công nhận và đối xử với con như một“người lớn”. Cùng với sự thay đổi, trưởng thành của con, bố mẹ cũng cần phải điềuchỉnh vị thế, khoảng cách của bản thân với con cái. Trong cuốn sách này, tôi sẽtổng hợp lại những câu chuyện có thể gợi ý cho các bạn nên tiếp xúc với con nhưthế nào trong thời kỳ con vào tuổi dậy thì với bao rắc rối cần tháo gỡ.
Trong cuộc sống thường ngày, bố mẹ hẳn cũng muốn nói những lờigiúp các con mở lòng mình hơn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với con. Tuynhiên, những câu nói này không đơn giản chỉ áp dụng theo các công thức như “Nóinhư vậy là không được” hay “Nói như vậy thì không sao”… Mà đằng sau mỗi câunói đó còn có cả cử chỉ, cách suy nghĩ và cảm nhận của bố mẹ. Thế nên, chính bảnthân bố mẹ cũng cần nhìn lại cách suy nghĩ, hành vi cử chỉ của chính mình. Cácchương 4, 5, 6 hy vọng sẽ giúp bạn lý giải sâu sắc hơn về điều đó.
Trong những bạn đang đọc cuốn sách này, chắc hẳn cũng có người đauđầu vì đứa con của mình đang bước vào tuổi dậy thì. Bởi lẽ đó, có những ngườicoi đây là cọng rơm cứu mạng trong mối quan hệ giữa mình và con cái. Tuy nhiên,đây không phải là một cuốn sổ tay hướng dẫn đưa ra các phương thuốc hay cáccách giải quyết đặc biệt nào cả. Dù là bác sĩ vĩ đại đến đâu, nhà tâm lý học,nhà giáo dục ưu tú đến mức nào cũng không thể mang lại cho bạn chính xác câu trảlời mà bạn cần. Bởi câu trả lời nằm ngay trong chính tâm hồn của bạn. Câu trả lờinằm trong cuộc sống thường ngày của bạn.
Cuốn sách Tuổi dậy thì nói gì với con giúp các cha mẹ hiểu được rằng, nuôi con không chỉ cần tri thứchay một phương pháp, mà nuôi con cần hơn hết chính là tình yêu thương vô bờ bếncủa cha mẹ.