Sau khi truyền vào Trung Quốc, Phật giáo lập tức không ngừng kết hợp nhịp nhàng với xã hội, tư tưởng, văn hóa truyền thống Trung Quốc để cuối cùng hình thành nên một nền Phật giáo bản địa với đầy đủ đặc điểm riêng, đồng thời hình thành nhiều tông giáo Phật giáo Trung Quốc với những đặc sắc riêng.
Phật giáo Đại Thừa Trung Quốc mà người Hán truyền bá còn tạo ảnh hưởng đến Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam và một số quốc gia khu vực Châu Á, hình thành nên cái gọi là “vùng văn hóa Phật giáo Trung Quốc”. Vì vậy có thể nói, tuy Phật giáo sinh ra ở Ấn Độ, nhưng Trung Quốc mới là quê hương thứ hai để Phật Giáo phát triển.
Phật giáo Trung Quốc có lịch sử phong phú và nội hàm văn hóa sâu sắc, điểm này không một đất nước Phật giáo lưu hành hiện nay có thể so được. Xét từ lịch sử phát triển và lưu truyền của Phật giáo, Phật giáo đã từ Ấn Độ truyền bá đi các nơi trên thế giới, chủ yếu chia ra hai lộ tuyến là Nam truyền và Bắc truyền. Phật giáo Nam truyền dùng kinh điển chủ yếu là chữ Pali, còn Phật giáo Bắc truyền dùng kinh điển chủ yếu là chữ Phạn. Phật giáo Bắc truyền lại có thể chia ra hai hệ thống lớn là hệ Hán ngữ và hệ Tạng ngữ, mà Phật giáo bao gồm cả ba hệ thống lớn nhất gồm Hán ngữ, Tạng ngữ và Pali ngữ.
Phật giáo ở Trung Quốc phát triển trên hai ngàn năm, tạo ảnh hưởng lớn về mọi mặt chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, phong tục của xã hội Trung Quốc. Tư tưởng văn hóa Phật giáo đã trở thành một bộ phận của tư tưởng văn hóa truyền thống Trung Quốc, nghệ thuật Phật giáo là một báu vật trong kho tàng nghệ thuật dân tộc Trung Hoa. Ở thời điểm Trung Quốc đang bước vào một trang sử mới trong xu thế phát triển chung của thế giới, cùng với kinh tế và chính trị, phát triển văn hóa là sứ mệnh mà thời đại giao phó cho thế hệ hôm nay.
Với hoàn cảnh lịch sử vừa giống vừa khác với Trung Quốc, lịch sử Phật giáo Việt Nam trong các triều đại nước đã ấn chứng được bản sắc của riêng mình, tuy vẫn ở trong “vùng văn hóa Phật giáo Trung Quốc” kia. Nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử Phật giáo Trung Quốc, đối với Phật giáo và văn hóa Việt Nam, có lẽ là lý do để cuốn sách khiêm tốn này ra mắt bạn đọc.
Mời bạn đón đọc.