Tư Duy Kinh Tế Việt Nam – Chặng Đường Gian Nan Và Ngoạn Mục 1975 – 1989:
Mọi đổi mới đều bắt đầu từ đổi mới tư duy. Cách nghĩ cũ tạo ra mô hình cũ. Cách nghĩ mới tạo ra mô hình mới. Vậy thì trong những bộ óc chủ chốt thời đó, cách nghĩ cũ chuyển sang cách nghĩ mới như thế nào?
Những chủ trương chính sách mới đã được thai nghén rồi vào cuộc như thế nào? Bắt đầu từ những ai? Trong những hoàn cảnh nào? Rồi bằng những cách nào cái mới đã “Chín” dần từ người này sang người khác? Phép mầu nào đã làm cho những “huý kỵ” đầy quyền uy đã được hoá giải một cách êm thấm, trong đồng thuận, không đổ vỡ?
Thiết tưởng những khía cạnh đó sẽ vẫn còn là điều thú vị. Trên con đường đó sẽ thấy được không chỉ có những sản phẩm của đổi mới, những cao cố, nhà máy, đường cao tốc, các tập văn kiện, hồ sơ…, mà còn thấy được những con người mở đường, thì trên những lối đi mới ắt phải gặp những rào cản, những cạm bẩy, những va vấp, những thất bại và cuối cùng là những lối ra rất ngoạn mục, rất Việt Nam.
“Đổi mới là một chặng đường đầy những thử nghiệm và khai phá gian nan, đầy những khó khăn, vấp váp, rồi chính từ đó mới bật ra những bước sáng tạo, bứt phá.
Đó cũng là một quá trình vừa đi vừa tìm đường, điều chỉnh, đấu tranh với cái cũ, với chính mình, thuyết phục nhau, chờ đợi nhau, rồi từng bước đi tới đồng thuận.
Đó chính là vẻ đẹp của lịch sử, cũng là vẻ đẹp của những con người làm nên lịch sử.
Về vẻ đẹp đó, tác giả tự thấy không thể nói hay hơn Marxim Gorky trong bài thơ tuyệt bút về con người:
“… Đi một mình trong sương mới của những sai lầm
Đạp lên trên tro tàn của những định kiến cũ kỹ
Sau lưng là lụi tàn của những đám mây nặng trũi đã thuộc về quá khứ
Trước mặt là bao nhiêu điều nan giải đang chờ đón lạnh lùng
Những điếu nan giải là hằng hà sa số
Như những vì sao trong đáy thẳm của bầu trời
Và đường đi của con người là vô tận.”
Tôn vinh những con người như thế, ngắm nhìn con đường của họ, cả những tro tàn dưới bàn chân của họ, cả những sương mù và những vì sao trên bầu trời của họ… – Đó vừa là một nội dung, vừa là một mục đích của cuốn sách này”.
Mục lục:
Lời nói đầu
Nhập đề – những think tank xưa và nay
Chương 1: Giai đoạn 1975 – 1979
Tình hình kinh tế cả nước sau 1975
Tư duy kinh tế
Đường lối kinh tế
Chương 2: Giai đoạn 1979 – 1986
Tình hình kinh tế những năm 1979 – 1980
Tư duy kinh tế những năm 1979 – 1980
Bước đột phá đầu tiên về quan điểm kinh tế
Những đột phá ở cơ sở
Những chuyển biến đầu tiên về chính sách
Những khởi sắc trong đời sống kinh tế
Lập lại trật tự – bước lùi về tư duy 1983 – 1984
Những bứt phá về tư duy các năm 1984 – 1985 – vai trò lịch sử của Trường Chinh
Chương 3: Giai đoạn 1986 – 1989
Vòng xoáy 1986
Trường Chinh và việc chuẩn bị báo cáo chính trị cho đại hội Đảng lần thứ VI
Những nội dung chính của báo cáo chính trị
Đại hội Đảng lần thứ VI
Hai năm chuyển mình gian nan: 1987 – 1988
Những chuyển biến quan trọng trong chính sách kinh tế
Bước ngoặt 1989
Kết luận
Biên niên các sự kiện kinh tế
Tài liệu tham khảo
Bảng chỉ mục.
Mời bạn đón đọc.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Ngoài hai cuộc chiến tranh, lịch sử VN thế kỷ 20 có một thời kỳ mang lại cảm hứng mãnh liệt cho nghệ thuật, nhưng đến nay vẫn chưa được phản ánh đúng tầm: thời bao cấp. Như một cuốn “nhật ký thời bao cấp”, cuốn sách của GS Đặng Phong là một trong những nỗ lực ghi lại những năm tháng ấy.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn