Với sự phát triển mạnh khoa học kỹ thuật, nước ta đã và đang xây dựng ngày càng nhiều nhà máy da dạng về công nghệ. Ngành Tự động hóa cũng không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Ứng dụng công nghệ tự động vào trong sản xuất là xu hướng tất yếu của Việt Nam đang trên đường phát triển công nghiệp và hội nhập cùng thế giới. Hiện nay, hàng loạt các nhà cung cấp công nghệ đã và đang phát triển nhiều thiết bị, chương trình để giám sát và điều khiển dây chuyền sản xuất thay thế dần các phương pháp điều khiển bằng tay như các module điều khiển lập trình cỡ nhỏ Zen, Logo, các PLC (Programable Logic Control)… cùng với các Panel có giá thành hạ, dễ sử dụng giúp việc điều khiển ngày càng nhanh và dễ. Điều này có một ý nghĩa rất lớn quyết định đến sự phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm, đáp ứng phần lớn nhu cầu của người tiêu dùng. Tự động hóa quá trình sản xuất đã và đang được ứng dụng rộng rãi vào các ngành sản xuất, từng bước thay thế dần sức lao động của con người qua các thiết bị điều khiển nhỏ gọn, giá thành hạ nhưng rất hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả, tiết kiệm được thời gian đã đem lại không ít hiệu quả về kinh tế đòi hỏi cần có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề, sử dụng thành thạo thiết bị để khai thác có hiệu quả trong sản xuất. Tất nhiên, các Viện, Trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm dạy nghề v.v phải là nơi đầu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật trên với sự hỗ trợ của các thầy, cô, sách vở v.v. Việc tìm hiểu cách sử dụng những thiết bị mới để điều khiển và giám sát quy trình sản xuất là yêu cầu tất yếu. Vấn đề là như vậy, nhưng sự hiểu biết về nó hiện nay còn chưa tương xứn, vì đây là lãnh vực mới, tài liệu đã thiếu lại rất tản mạn. Rất ít trường có giáo trình, mà chỉ là bài giảng lý thuyết thiếu phần thực hành kiểu “bắt tay chỉ việc” làm người đang học cũng như cán bộ kỹ thật ra trường đã lâu khi lung túng khi tiếp xúc vận hành, cải tạo quy trình điều khiển và giám sát theo hướng mới.
Mục lục:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan về lập trình WinCC
Chương 3: Soạn thảo dự án mẫu
Chương 4: Hiển thị các giá trị xử lý (Tag logging)
Chương 5: Cấu trúc Alarm logging
Chương 6: Bài tập thực hành
Bài tập 1: Thiết lập động cơ và bồn nước
Bài tập 2: Điều khiển băng chuyền
Bài tập 3: Điều khiển trạm trộn bê tông
Bài tập 4: Điều khiển nhà máy bia
Bài tập 5: Dây chuyền sản xuất bia tươi
Phụ lục: Điều khiển và giám sát dây chuyền sản xuất trong công nghiệp
Bài tập 6: Điều khiển và giám sát dây chuyền sản xuất xi măng
Bài tập 7: Điều khiển và giám sát hệ thống thu hồi khí CO2 trong dây chuyền sản xuất bia
Bài tập 8: Điều khiển và giám sát dây chuyền sản xuất phân bón NPK
Bài tập 9: Điều khiển dây chuyền sản xuất rượu
Bài tập 10: Điều khiển và giám sát dây chuyền sản xuất tinh bột sắn
Bài tập 11: Điều khiển và giám sát dây chuyền xử lý rác Seraphin
Bài tập 12: Điều khiển và giám sát dây chuyền sản xuất mì
Mời bạn đón đọc.