Chứ Hán là văn tự biểu ý, hình dáng của chữ liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của chữ đó. Vì thế, muốn tìm hiểu chữ Hán, trước tiên phải nắm được đặc điểm và quy luật của kết cấu hình chữ. Dựa vào hình chữ để phân tích nghĩa gốc của chữ, từ đó nói rõ nguồn gốc và nghĩa mượn của chữ. Đó là nguyên tắc cơ bản mà người học và nghiên cứu tiếng Trung phải tuân theo.
Đối với việc nghiên cứu cách cấu tạo hình thể của chữ Hán, trong văn học truyền thống Trung Quốc có thuyết “Lục thư”, “Lục thư” là sáu kiểu tạo chữ Hán có người Trung Quốc, bao gồm tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, chuyển chú và giả tá. Xét từ góc độ hình chữ, chữ tượng hình và chỉ sự, hội ý và hình thanh có thể coi là phương pháp cấu tạo chữ Hán, còn chuyển chú và giả tá chẳng qua chỉ là cách dùng chữ. Cho nên, trước đây cho rằng “Lục thư” là cách chữ Hán thực ra không chính xác.
Nhưng về cơ bản “Lục thư” đã phản ánh được quy luật chung về quá trình hình thành và phát triển của chữ Hán. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với việc tìm hiểu và nắm vững đúng đắn về nguyên lý cấu tạo cũng như quy luật sử dụng của chữ Hán, từ đó nhận thức được một cách cơ bản về hàm nghĩa gốc của từng chữ.
Về phần giải thích nghĩa gốc, dựa trên cơ sở là văn tự và văn hiến cổ, chú trọng từ kết cấu hình chữ để nói rõ nghĩa gốc, còn nghĩa mở rộng và nghĩa thường dùng thì tùy thuộc vào từng chữ. Sau mỗi từ mục có đưa thêm một số từ ngữ thường gặp để giúp độc giả hiểu được nghĩa gốc và nghĩa thường dùng. Một chữ gốc (từ nguyên) trong cuốn sách đều có một hình minh họa, đồng thời kết hợp với cách giải thích của từ mục cũng như thông qua những bức tranh thể hiện một cách sinh động làm rõ hơn nghĩa gốc của chữ được phản ánh qua kết cấu hình chữ.
Mục lục:
Về cơ thể người
Về công cụ
Về kiến trúc
Về động vật
Về thực vật
Về tự nhiên
Các loại khác
Mời bạn đón đọc.