Mùi hương – cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn người Đức Patrick Susskind vừa được NXB Văn học cho ra mắt bạn đọc trong tháng 4.2007, cũng là cuốn sách mà NXB Lao động in năm 2005, cùng với một người dịch là Lê Chu Cầu. Mùi hương mới in trông có vẻ “bắt mắt” hơn, cùng với lời “dẫn dụ” câu khách rằng đây là “Chuyện của một kẻ giết người”.
Đây có phải là câu chuyện của một kẻ giết người không, xin bạn đọc hãy tự kiểm tra. Tuy nhiên, qua đánh giá của dư luận thì rõ ràng đây là một cuốn sách hay, hấp dẫn, từng nằm trong danh sách bestseller. Mùi hương cũng vừa được dựng thành phim năm 2006, tại Đức; và hiện đã có đĩa DVD ở VN. Với tất cả những thông tin trên, thoạt qua chúng ta sẽ cảm tưởng rằng đây là một cuốn sách mới. Kỳ thực Mùi hương đã được in tại Đức từ năm 1985 và sau đó đã xuất bản nhiều nơi trên thế giới. Hơn 20 năm, một cuốn sách hay mới đến tay bạn đọc VN. Nói một cách nào đó, chúng ta đang đọc một… cuốn sách cũ. Việc chúng ta đang đọc những cuốn sách cũ, hình như đang là một “xu hướng”. Năm 2005, NXB Hội Nhà văn ấn hành cuốn Những mẩu chuyện nước Ý của Macxim Gorki; theo lời dịch giả Nguyễn Thụy Ứng thì bản dịch đầu tiên đã được in vào năm 1968 bởi NXB Văn hóa. Cuốn sách sau gần 40 năm đã được dịch lại một cách kỹ lưỡng hơn trước khi cho tái bản. Nhưng vào thời điểm 40 năm trước, Những mẩu chuyện nước Ý cũng không phải là mới; bởi nó đã được in ở Nga vào năm 1920.
Cũng tương tự như thế, năm 2006 NXB Đà Nẵng & Nhà sách Kiến thức cho in cuốn tiểu thuyết Rừng thẳm của nhà văn người Pháp Julien Gracq (Hoàng Hà Constant dịch), thì cuốn sách này đã được xuất bản ở Pháp từ năm 1958; năm 2006, NXB Văn học cho in cuốn tiểu thuyết Zorba-con người hoan lạc của nhà văn người Hy Lạp Nikos Kazantzakis (bản dịch Dương Tường) thì trước đó cuốn này đã được in nhiều lần; với bản in bằng tiếng Anh đầu tiên vào năm 1965; năm 2006, độc giả VN đón nhận một cách hứng khởi cuốn tiểu thuyết Hạt cơ bản của Michel Houellebecq (NXB Đà Nẵng; bản dịch Cao Việt Dũng) với tất cả sự mê hoặc, mới mẻ của nó; thì cuốn này đã được in ở Pháp vào năm 1998 v.v… Hầu hết những cuốn sách in lại đều cẩn thận viết lời giới thiệu, chú thích bản in lần thứ mấy, để độc giả có đối sánh và soi rọi tốt hơn. Chọn lựa những dịch giả giỏi, có “gu” riêng với từng tác giả, từng dòng văn học để có những ấn phẩm tốt nhất là điều mà các NXB và những người làm sách hết sức cân nhắc.
Thông thường là dùng lại những bản dịch cũ của những dịch giả giỏi đã được thẩm định qua thời gian. Chẳng hạn, khi đọc Chân dung chàng nghệ sĩ trẻ của James Joyce (Hoàng Hạc -1970) thì khó có thể chê bản dịch của Đỗ Khánh Hoan và Nguyễn Tường Minh; đọc Của chuột và người của John Steinbeck hẳn rất thích thú với bản dịch của Hoàng Ngọc Khôi và Nguyễn Phúc Bửu Tập, từng được giới thiệu trên Tập san Văn (1967)… Cho nên những bản in lại sau này đều chọn phương án tối ưu là sử dụng lại những bản dịch cũ ấy.
Cũng có những trường hợp, người làm sách cho dịch lại bản sách đã in. Nhưng trong tình trạng chúng ta đang “neo” dịch giả giỏi, tâm huyết với nghề như hiện nay thì những bản dịch mới thường không mấy thành công. Ví dụ cuốn Tự do đầu tiên và cuối cùng của Krishnamutri đã được dịch lại, nhưng nếu được phép chọn lựa, người mê sách hẳn vẫn thích đọc bản dịch của Phạm Công Thiện (An Tiêm -1968). Đối với mảng sách văn học nước ngoài, bên cạnh việc giới thiệu một cách kịp thời một số tác phẩm đoạt những giải thưởng danh giá, như Nobel, Goncourt, Booker…; thì có thể nói chúng ta vẫn đang đọc hầu hết những cuốn sách cũ. Việc giới thiệu kịp thời những tác phẩm đoạt những giải thưởng văn học danh giá là cần thiết. Nhưng, chúng ta ai cũng biết là có những cuốn sách rất hay mà không hề nhận được giải thưởng nào.
Nói như GS Hán học người Đức Wolfgang Kubin thì ngay cả giải Nobel văn học cũng là thứ yếu: “Ai viết không hay thì mới mong có thể nhận giải. Nếu viết được thì cả đời chẳng cần hy vọng (giải) gì”.
Chúng ta đang đọc những cuốn sách cũ
Ngày 02/06/2007 | | Mùi hương – cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn người Đức Patrick Susskind vừa được NXB Văn học cho ra mắt bạn đọc trong tháng 4.2007, cũng là cuốn sách mà NXB Lao động in năm 2005, cùng với một người dịch là Lê Chu Cầu. Mùi hương mới in trông có vẻ “bắt mắt” hơn, cùng với lời “dẫn dụ” câu khách rằng đây là “Chuyện của một kẻ giết người”.
Đây có phải là câu chuyện của một kẻ giết người không, xin bạn đọc hãy tự kiểm tra. Tuy nhiên, qua đánh giá của dư luận thì rõ ràng đây là một cuốn sách hay, hấp dẫn, từng nằm trong danh sách bestseller. Mùi hương cũng vừa được dựng thành phim năm 2006, tại Đức; và hiện đã có đĩa DVD ở VN. Với tất cả những thông tin trên, thoạt qua chúng ta sẽ cảm tưởng rằng đây là một cuốn sách mới. Kỳ thực Mùi hương đã được in tại Đức từ năm 1985 và sau đó đã xuất bản nhiều nơi trên thế giới. Hơn 20 năm, một cuốn sách hay mới đến tay bạn đọc VN. Nói một cách nào đó, chúng ta đang đọc một… cuốn sách cũ. Việc chúng ta đang đọc những cuốn sách cũ, hình như đang là một “xu hướng”. Năm 2005, NXB Hội Nhà văn ấn hành cuốn Những mẩu chuyện nước Ý của Macxim Gorki; theo lời dịch giả Nguyễn Thụy Ứng thì bản dịch đầu tiên đã được in vào năm 1968 bởi NXB Văn hóa. Cuốn sách sau gần 40 năm đã được dịch lại một cách kỹ lưỡng hơn trước khi cho tái bản. Nhưng vào thời điểm 40 năm trước, Những mẩu chuyện nước Ý cũng không phải là mới; bởi nó đã được in ở Nga vào năm 1920.
Cũng tương tự như thế, năm 2006 NXB Đà Nẵng & Nhà sách Kiến thức cho in cuốn tiểu thuyết Rừng thẳm của nhà văn người Pháp Julien Gracq (Hoàng Hà Constant dịch), thì cuốn sách này đã được xuất bản ở Pháp từ năm 1958; năm 2006, NXB Văn học cho in cuốn tiểu thuyết Zorba-con người hoan lạc của nhà văn người Hy Lạp Nikos Kazantzakis (bản dịch Dương Tường) thì trước đó cuốn này đã được in nhiều lần; với bản in bằng tiếng Anh đầu tiên vào năm 1965; năm 2006, độc giả VN đón nhận một cách hứng khởi cuốn tiểu thuyết Hạt cơ bản của Michel Houellebecq (NXB Đà Nẵng; bản dịch Cao Việt Dũng) với tất cả sự mê hoặc, mới mẻ của nó; thì cuốn này đã được in ở Pháp vào năm 1998 v.v… Hầu hết những cuốn sách in lại đều cẩn thận viết lời giới thiệu, chú thích bản in lần thứ mấy, để độc giả có đối sánh và soi rọi tốt hơn. Chọn lựa những dịch giả giỏi, có “gu” riêng với từng tác giả, từng dòng văn học để có những ấn phẩm tốt nhất là điều mà các NXB và những người làm sách hết sức cân nhắc.
Thông thường là dùng lại những bản dịch cũ của những dịch giả giỏi đã được thẩm định qua thời gian. Chẳng hạn, khi đọc Chân dung chàng nghệ sĩ trẻ của James Joyce (Hoàng Hạc -1970) thì khó có thể chê bản dịch của Đỗ Khánh Hoan và Nguyễn Tường Minh; đọc Của chuột và người của John Steinbeck hẳn rất thích thú với bản dịch của Hoàng Ngọc Khôi và Nguyễn Phúc Bửu Tập, từng được giới thiệu trên Tập san Văn (1967)… Cho nên những bản in lại sau này đều chọn phương án tối ưu là sử dụng lại những bản dịch cũ ấy.
Cũng có những trường hợp, người làm sách cho dịch lại bản sách đã in. Nhưng trong tình trạng chúng ta đang “neo” dịch giả giỏi, tâm huyết với nghề như hiện nay thì những bản dịch mới thường không mấy thành công. Ví dụ cuốn Tự do đầu tiên và cuối cùng của Krishnamutri đã được dịch lại, nhưng nếu được phép chọn lựa, người mê sách hẳn vẫn thích đọc bản dịch của Phạm Công Thiện (An Tiêm -1968). Đối với mảng sách văn học nước ngoài, bên cạnh việc giới thiệu một cách kịp thời một số tác phẩm đoạt những giải thưởng danh giá, như Nobel, Goncourt, Booker…; thì có thể nói chúng ta vẫn đang đọc hầu hết những cuốn sách cũ. Việc giới thiệu kịp thời những tác phẩm đoạt những giải thưởng văn học danh giá là cần thiết. Nhưng, chúng ta ai cũng biết là có những cuốn sách rất hay mà không hề nhận được giải thưởng nào.
Nói như GS Hán học người Đức Wolfgang Kubin thì ngay cả giải Nobel văn học cũng là thứ yếu: “Ai viết không hay thì mới mong có thể nhận giải. Nếu viết được thì cả đời chẳng cần hy vọng (giải) gì”. Thế nhưng, trong thực tế lâu nay chúng ta có thói quen dịch, giới thiệu những cuốn đoạt giải, chứ ít chú trọng đến sách mới (bình thường) mà hay. Chúng ta, phần nhiều vẫn đang đọc những cuốn sách cũ. May mắn, những cuốn sách cũ, vốn thường là sách hay. Trần Nhã Thụy
|
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
|