Từ đầu thế kỷ XX, Việt Nam vẫn điều hoà tiếp nhận nền tư tưởng phương Tây để hiện đại hoá nền văn học quốc ngữ của mình. Sự thật, triết học hiện sinh chỉ là nền triết học về con người, tìm hiểu con người trong chiều sâu, tìm hiểu ý nghĩa cuộc sống. Triết học hiện sinh đối lập với triết học cổ điển ở chỗ triết học cổ điển đi tìm những lẽ huyền bí của vũ trụ, hoặc khảo sát con người như một cái gì đã có sẵn bản chất, trong khi triết học hiện sinh khảo sát con người như một thực thế tự do, nay thế này, mai thế khác, con người có thể thay thế này mà cũng có thể thế kia. Con người hiện sinh là con người sinh động và hành động, và chính hành động xác định bản chất con người. Jean-Paul Sartre là triết gia hiện sinh đã có công đem triết học áp dụng vào văn học trong hầu hết các thể loại: tiểu luận, phê bình, kịch, truyện ngắn, truyện dài… Có thể nói chính ông và Albert Camus là những nhà văn đã gieo rắc tư tưởng hiện sinh rộng rãi nhất trên toàn cầu bằng con đường văn học chứ không phải con đường triết học.
Cuốn từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc là tập hợp những bài báo mà tác giả đã viết hoặc đã dịch, và đã được in trên các tập san Văn và Tân văn trong khoảng thời gian từ 1965 đến 1970 tại Sài Gòn. Đây không phải là một cuốn sách triết lý khô khan mà là một cuốn sách dễ đọc, đôi khi hóm hỉnh nữa. Không những tác giả đưa ra những định nghĩa ngắn gọn và dễ hiểu về triết học hiện sinh, về thuyết cấu trúc mà còn giới thiệu cả cái không khí sinh hoạt văn học của Pháp thập niên 1950. Lợi điểm của ông là ông sống tại Pháp trong suốt thời kỳ mà triết học hiện sinh đang phát triển.
Mục lục:
Phần 1: Chủ nghĩa hiện sinh
Jean-Paul Sartre, chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa hiện sinh hành động
Jean-Paul Sartre và việc từ chối giải Noel
Jean-Paul Sartre: Tiền phong là gì?
Tìm hiểu vở kịch Les Mouches của Jean-Paul Sartre
Đọc bản dịch những Ruồi của Phùng Thăng
Jean-Paul Sartre dưới mắt Ilya Ehrenbourg
Tìm hiểu đạo đức Jean-Paul Sartre
Cuộc tranh luận về văn nghệ giữa Jean-Paul Sartre và Yves berger claude simon
Jean-Paul Sartre giải thích về quyền Les Mots
Chúng tôi không phải là kẻ phản bội
Còn Sartre thì biết cho ai?
Jean-Paul Sartre một tiểu thuyết gia
Văn nghệ có thế lực gì?
Về kết cấu tập hồi lý La Force Des Choses
Về nền văn nghệ dấn thân và tiểu thuyết mới
Một kiếm vấn gọi là văn nghệ
Phần 2: Thuyết cấu trúc
Một buổi truyền hình đặc biệt
Thuyết cấu trúc dưới mắt nhà nhân chứng học Claude Lévi-Strauss
Miche Pocault và lịch sử
Khái niệm lịch sử dưới mắt Jean-Paul Sartre và Claude Lévi-Strauss và qua biến cố tháng 5-1967 ở Pháp
Tìm hiểu thuyết cấu trúc.
Mời bạn đón đọc.