Tự Bảo Mật Máy Tính Của Bạn Hiệu Quả Nhất – Hướng Dẫn Cách Bảo Mật Windows, Email, Internet Và Mạng Không Dây:
Bạn muốn máy tính của bạn chắc chắn tuyệt đối an toàn 100% trước mọi nguy cơ, không chỉ những điều đã được biết bây giờ mà còn những điều sẽ được khám phá? Đơn giản: để máy tính trong hộp bởi vì một khi bạn mở máy tính, bạn bắt đầu đi trên dây kéo căng giữa chức năng (hoặc sự tiện lợi) và sự an ninh. Thật không may, nhiều tính năng làm cho máy tính dễ sử dụng cũng gây ra những vấn đề an ninh khác nhau.
Cuốn sách “Tự bảo mật máy tính của bạn hiệu quả nhất” được biên soạn nhằm mục đích hướng dẫn mọi điều cần biết về bảo mật máy tính và bảo mật mạng, giúp bạn hiểu rõ những mối đe doạ tiềm ẩn và các phương pháp an ninh nhằm bảo vệ máy tính của bạn tránh khỏi những nguy hại đó.
Sách được chia thành bốn phần chính. Phần 1 giới thiệu thông tin về những vấn đề bảo mật cần được giải quyết ngay, không nên kết nối máy tính của bạn với một máy tính khác hay với Internet chừng nào những vùng này chưa được bảo vệ an toàn. Phần 2 đi sâu vào các phương pháp bảo mật thiết yếu và cách sử dụng máy tính sao cho thật an toàn để e-mail, lướt Web và thực hiện nhiều hoạt động khác trên Internet. Phần 3 trình bày một số cách mà bạn có thể áp dụng để kiểm tra máy tính hay mạng của bạn an toàn đến mức nào, những nơi bạn cần giám sát và cập nhật để bảo đảm an ninh. Phần 4 là phụ lục, cung cấp các nguồn thông tin tham khảo về bảo mật cùng với những khái niệm cơ bản trong nối mạng và Internet để người đọc có thể vươn tới một tầm cao hơn.
Sách được bố cục rõ ràng, các ví dụ và hình ảnh minh hoạ được lấy chủ yếu từ Microsoft Window XP, nhưng phần lớn bạn có thể áp dụng chúng cho bất kỳ hệ thống máy tính nào.
Mục lục:
Phần 1: Những vấn đề căn bản
Chương 1: Bảo mật Windows
Giới thiệu
Tại sao bạn cần an toàn?
Tại sao bạn bị rủi ro?
Nguồn thông tin bổ sung
Chương 2: Password
Giới thiệu
Sức mạnh Password
Chọn các Password mạnh
Bẻ khoá Password
Lưu trữ Password
Một Password siêu mạnh
Tóm tắt
Các nguồn thông tin sau đây cung cấp thông tin về các password và việc quản lý password
Chương 3: Virút, Worm và những mối nguy hại khác
Giới thiệu
Các thuật ngữ malware
Lịch sử về malware
Tự bảo vệ bằng phấn mềm chống virút
…
Chương 4: Sử dụng các bản đắp vá
Giới thiệu
Thuật ngữ patch
Tại sao nên sử dụng bản đắp vá (Patch)
Làm thế nào biết được những gì cần patch?
Tóm tắt
Các nguồn thông tin bổ sung
Phần 2: Các phương pháp bảo mật thiết yếu
Chương 5: Bảo mật nơi làm việc
Chương 6: Bảo đảm sự an toàn cho e-mail
Chương 7: Lướt Web một cách an toàn
Chương 8: Bảo mật mạng không dây
Chương 9: Spywere và Adwere
Phần 3: Kiểm tra và bảo trì
Chương 10: Giữ cho mọi thứ an toàn
Chương 11: Các cách xử lý khi thảm hoạ xảy ra
Chương 12: Những lựa chọn Microsoft: Bên trong Desk-top Linux
Phần 4: Các nguồn thông tin về bảo mật
Phụ lục A – Sự truyền thông mạng thiết yếu
Phụ lục B – Nghiên cứu trường hợp: SOHO (năm máy tính, máy in, các server…..)
Phụ lục C – Bảng chú giải công nghệ và thuật ngữ
Mời bạn đón đọc.