Xem sách hay

Truyện Ngắn Lão Xá

Mua ở đâu?
Lão Xá

Lão Xá

Lão Xá, tên thật là Thư Khánh Xuân, tự Xá Dư, sinh năm 1897. Ông được mọi người biết với bút danh Lão Xá từ khi cuốn “Tường Lạc Đà” ra đời.

Tường lạc đà:là tác phẩm thuộc giai đoạn trước kháng chiến, viết năm 1935

“Đây là chuuyện một anh lái xe ở thành phố Bắc Kinh, nhưng thật ra là chuyện người dân thành thị ở Trung Quốc khi chưa giải phóng, còn chịu hai tầng áp bức phong kiến và tư sản mại bản.

Tường vốn là người nông dân. Cha mẹ chết, anh lên Bắc Kinh kiếm ăn, làm đủ mọi việc, cuối cùng thì đi kéo xe. Anh, người khoẻ mạnh, tính tình thật thà; điều mong ước duy nhất của anh là có một chiếc xe riêng để kéo, không phải thuê của các hiệu. Ba năm vất vả, mồ hôi trộn lẫn nước mắt, tằn tiện từng đồng xu, anh đã được như ý muốn. Nhưng rồi quân phiệt hỗn chiến, bọn loạn binh cướp mất chiếc xe của anh và bắt anh anh đi theo hầu hạ chúng. Đến khi thoát được thân, thì tay trắng lại hoàn trắng tay. Thế mà anh cũng không nản lòng. Trở về Bắc Kinh, anh lại kéo xe, lại tiết kiệm từng đồng xu. Nhưng trong xã hội cũ, một người thật thà như anh không thể ngoi lên được; muốn ngoi lên thì phải là một tay anh chị như lão Tư Lưu, chủ hiệu xe Nhân Hoà… Cho nên những chuyện không may dồn dập đến, tên mật thám Tôn cướp mất của anh ba mươi đồng bạc còn lại; vợ anh, ả Nĩu, có mang rồi vì ngu dốt mà chết oan; người con gái anh yêu – cô Phúc phải vào dãy “Nhà trắng”, bán thân nuôi em, cuối cùng thì thắt cổ chết… Như thế bảo anh không nhìn đời bằng một con mắt khác sao được. Thế rồi, Tường đổi tính bắt đầu truỵ lạc, gây gổ với mọi người, xem mọi người là thù địch. Những việc trước kia anh cho là chướng tai gai mắt thì bây giờ anh thấy thú vị. Anh không muốn làm ăn nữa, và cũng chẳng mong ước gì nữa.”

Đó là quá trình sa đoạ của bao nhiêu người trong xã hội cũ. Hoàn cảnh đã đẩy họ vào con đường đó, không cưỡng lại được. Chỉ có thay đổi hoàn cảnh, cải tạo xã hội thì những người như Tường mới có đất sống. Rõ ràng Lão Xá có ý định kết tội xã hội Trung Quốc thời đó, vạch trần tội ác của chế độ phong kiến, quân phiệt, mặc dù tác phẩm của ông chỉ phản ánh được một phần rất nhỏ trong cuộc sống đương thời mà thôi. Ông muốn dùng hình tượng nghệ thuật nêu lên sự thực đau đớn sau đây: trong xã hội cũ, nếu thật thà, lương thiện thì không gặp bất hạnh này thì cũng gặp bất hạnh khác. Cừu không thể sống được giữa bầy sói. Muốn sống thì phải trở thành sói. Thực tế, nhiều tên lưu manh trước kia cũng hiền lành, chịu thương chịu khó làm ăn, họ trở thành lưu manh là vì hoàn cảnh xã hội. Cứ nhìn Tường đủ rõ. Cuối truyện, ta thấy Tường có một tâm trạng bi đát như thế nào!

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?