“Đọc truyện Kiều tôi rất kinh ngạc và thích thú khi bắt gặp những câu thơ mình được nghe từ lúc nhỏ. Ở đây như bất ngờ gặp lại người bạn thân quen thời thơ ấu. Lại càng thích thú hơn khi tôi khám phá ra rằng, truyện Kiều không những là một áng văn chương tuyệt tác mà còn là một tác phẩm có nhiều điểm phù hợp với giáo lý Phật đà.
Đạo Phật chỉ rõ lẽ thật về thân tâm con người và những phương cách giúp con người vượt qua mọi thống khổ. Nếu chúng ta biết nương vào đó mà hành trì triệt để thì sẽ phát triển trí tuệ đạt đến giác ngộ giải thoát. Thì ở truyện, tôi cảm nhận rằng Nguyễn Du đã mượn những vần thơ nói về những vấn đề của con người trong cuộc sống, cùng cách thoát khỏi vòng lẩn quẩn khổ đau để cõi lòng được trong lặng thong dong. Thiết nghĩ đây là điểm tương đồng giữa thơ và đạo, cùng mục đích giúp con người thoát khổ, hướng cuộc sống đến Chân – Thiện – Mỹ…
Dòng nước dù đục hay trong, dù nước lợ nước phèn chua hay nước ngọt phù sa, nhưng khi vào biển cả chỉ là một màu, một vị. Cuộc đời Kiều không phải của riêng Kiều hay của riêng tác giả mà là của mỗi con người chúng ta. Cùng một điểm xuất phát từ bản tâm thanh tịnh, vì vọng tình mà lao đao đi vào dòng đời nghiệt ngã chịu bao nỗi gian truân. Nhưng cuối cùng Kiều đã trở về mái nhà xưa yên ấm, còn chúng ta thì sao? Bao giờ mới trở về quê nhà hay là vẫn mãi lang thang nơi đất khách? Câu trả lời vẫn còn ở phía trước và mỗi chúng ta phải tự giải đáp cho mình.” (Lời nói đầu)
Mục lục:
Lời nói đầu
Dẫn nhập
Tin – nhận
Nguyên nhân khổ
Hình thức khổ
Tài – mệnh – nghiệp
Những hình thức & phương tiện giải khổ
Lời kết
Mời bạn đón đọc.