Xem sách hay

Truyện Cổ Hy Lạp

Mua ở đâu?
Gabriel Garcia Marquez

Gabriel Garcia Marquez

“Mỗi một cuộc sống, mỗi một số phận đều có những nỗi niềm, những suy tư, trăn trở riêng và đáng để ta suy ngẫm…”

Tin cuốn sách này sắp xuất bản lập tức thu hút hàng triệu người hâm mộ Márquez trên thế giới. Họ đã mong chờ sự kiện này từ rất lâu, và đây là tác phẩm đặc biệt thuộc thể loại truyện ngắn dưới dạng hồi ức mới nhất của Márque. Đúng như dự đoán, cuốn sách đã được phát hành với số lượng lớn chỉ sau tuần lễ đầu tiên, và hiện đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới.

…”Ông đã đến nơi hẹn với một cô bé đang say ngủ. Khi ông ra về, ông đặt lên trán cô nụ hôn vĩnh biệt và lời cầu Chúa giữ hộ trinh tiết cho cô.Thế nhưng, chính sự cô đơn của tuổi già đã khiến ông nhiều lần nữa đến gặp cô bé. Mỗi lần ông lại thêm yêu thương cô. Ông đem những bức tranh, những bó hoa, những cuốn sách …bày trong căn phòng để sáng mai, khi thức dậy, cô bé cảm thấy ấm cúng. Ông hát ru cô bé bài hát về Delgadina – cô công chúa út được vua cha yêu quý. Ông gọi cô là Delgadina. Ông nhận thấy sự hiện diện vô hình của cô trong căn nhà vắng lặng của ông. Cuộc sống nhàn tẻ, nghèo cực của ông như có một ý nghĩa, đó là niềm yêu thương, lo lắng cho tương lai của cô bé. Lần đầu tiên, ông nhận ra “Niềm trân trọng thực sự khi được ngắm nhìn thân thể của người phụ nữ ngủ say mà không bị áp lực của dục vọng hay bối rối vì ngượng ngùng”…

Mời bạn đón đọc.


Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi
Memoria de mis putas tristes (nguyên tác tiếng Tây Ban Nha) là tác phẩm đã đoạt giải Nobel Văn học năm 1982, của tác giả Gabriel Garcia Marquez – người đã được bạn đọc Việt Nam biết đến qua Trăm năm cô đơn, Tình yêu thời thổ tả, Ngài đại tá chờ thư, Tướng quân giữa mê hồn trận…

Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi là câu chuyện của một nhà báo già. Sinh ra trong một gia đình trung lưu nhưng ông sớm mồ côi cha mẹ. Trong căn nhà cũ kỹ, ông đã sống một cuộc sống hoàn toàn cô đơn, không vợ con, không bạn bè. Trong buổi sáng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của mình, ông bỗng ao ước có một đêm tình ái nồng say với một thiếu nữ còn trinh nguyên.

Qua một người đàn bà mối lái, ông đã được toại nguyện. “Ông đã đến nơi hẹn với một cô bé đang say ngủ. Khi ra về, ông đặt lên trán cô nụ hôn vĩnh biệt và lời cầu Chúa giữ hộ trinh tiết cho cô. Thế nhưng, chính sự cô đơn của tuổi già đã khiến ông nhiều lần nữa đến gặp cô bé. Mỗi lần ông lại thêm yêu thương cô… Cuộc sống tẻ nhạt, nghèo khổ của ông như có một ý nghĩa, đó là niềm yêu thương, lo lắng cho tương lai của cô bé. Lần đầu tiên ông nhận ra “Niềm thích thú thực sự khi được ngắm nhìn thân thể người phụ nữ ngủ sai mà không bị áp lực của dục vọng hay bối rối vì ngượng ngùng”. (First News)

Với tư duy nghệ thuật độc đáo và rất thật, Marquez đã thể hiện trong các tác phẩm của mình một tình yêu vừa thơ ngây vừa sâu sắc, mãnh liệt đối với con người, với cuộc đời.

Ảnh trên là hình bìa bản dịch Memoria de mis putas tristes của Lê Xuân Quỳnh, NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành.

Theo Báo Thanh Niên 10/07/2006 K.H

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Nhật Ký Chiến Trường
(Thứ Năm, 05/04/2007)

Giới thiệu

Dương Thị Xuân Quý – Ánh sao băng giữa đời

(Nhật ký chiến trường – NXB Văn Nghệ)

TT – Nhật ký chiến trường của nhà văn liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý được ghi chép trong chưa đầy một năm chị hành quân vượt Trường Sơn.

Cũng bom đạn, cũng gian nan, cũng nhớ thương, tình yêu và lý tưởng, nổi bật lên trong nhật ký của Xuân Quý là khát khao được viết, được sáng tác, “được ghi lại những trang sử của thế hệ”. Những chuyến đi gùi lương thực xuyên rừng núi, những khoảnh khắc bom đạn sát bên mình, những nhọc nhằn, thiếu thốn của một người phụ nữ… được ghi lại thật chân thực đến không thể thật hơn. Nhưng với chị đó vẫn chưa phải là thực tế.

Hãy nghe con người nhà văn trong Xuân Quý lên tiếng: “Niềm háo hức được thử thách cứ nổi dậy trong người. Biết đi công tác là nguy hiểm, là cái chết kề bên nhưng sao ở nhà cứ y như chịu một hình phạt…”. Rồi chuyến công tác xuống chiến trường đồng bằng cũng đến, chị băng vào những vùng sâu nhất, lòng reo vui “chuyến này đầy nguy hiểm nhưng vui kỳ lạ…”. Xuân Quý đã hi sinh ngay chuyến công tác đầu tiên, bỏ lại bao dự định dang dở về một tác phẩm để đời. Như câu thơ chị viết: “Ta đi làm ánh sao băng giữa đời”, tập truyện ngắn và bút ký mà chị đã bỏ bao tâm sức viết đi viết lại và Nhật ký chiến trường được người bạn đời là nhà thơ Bùi Minh Quốc giữ gìn đến hôm nay mới ra mắt đã đủ để sáng lên một cuộc đời…

Đọc nhật ký của Dương Thị Xuân Quý, càng hiểu thêm giá trị của những trang viết giữa chiến trường hôm xưa…

P.VŨ

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 
Mua ở đâu?