Trông Lên Rất Đẹp:
Từ cuối những năm 1980, Vương Sóc nổi lên như một gương mặt khác lạ của văn chương Đại Lục, được Newsweek gọi là “cậu bé hư của văn học Trung Quốc” và Washington Post tuyên gọi “giọng nói bất kính của một thế hệ hết ảo tưởng”, với một loạt những tiểu thuyết gây tranh cãi: Một chút đứng đắn cũng không có, Chơi để sợ, Chớ coi tôi là người. Một trào lưu văn học mới ra đời, “văn học lưu manh”, với bề ngoài cợt nhạo, coi văn học là giải trí và hàng hoá, đã gây ra những làn sóng cấm đoán và phản ứng dữ dội từ chính quyền, khi Vương Sóc tiến hành những công trình mỉa mai của mình với một hệ thống nhân vật ngoài lề thích uống rượu, chửi thề, bừa bãi, hoàn toàn thờ ơ với những giá trị dân tộc và đạo đức xã hội chính thống.
Vậy nhưng, ra đời sau những năm nổi loạn nhất của Vương Sóc, “Trông lên rất đẹp” mang một phong vị khác. Cái nhìn của một đứa trẻ, từ tuổi lên ba tới tuổi lên tám, tóm gọn không khí của thời đại tiền cách mạng văn hoá, chất chứa những câu hỏi về sự hình thành ra nhân cách con người trong cái thế kìm nén, mất tự do của bản ngã. Sự phong phú của chất liệu đời sống, cách gói kín các cảm giác tự nhiên trong hình tượng văn học đánh dấu phong độ chín mùi của một cây bút lớn, đã vượt qua những ồn ào vẫn gắn liền tên tuổi ông và làm đọng lại những vấn đề nhân chi sơ mà nhà văn muốn suy tư cùng người đọc.
Mời bạn đón đọc.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn