Trịnh Công Sơn – Ngôn Ngữ Và Những Ám Ảnh Nghệ Thuật:
Trịnh Công Sơn là một tiêu biểu thật rõ nét về bi kịch của lịch sử Việt Nam hậu bán thế kỷ hai mươi. Anh cũng tiêu biểu cho một vài nét rất đẹp của tâm hồn Việt Nam, những nét tài hoa và tha thiết mà bất cứ một con người nào trên thế giới còn có sự rung động trước cái đẹp của cuộc sống, còn có lúc rung động trước cái xót xa và đau thương của thân phận con người trong cuộc sống trần thế này, đều có thể chia sẻ (…) Đóng góp của Trịnh Công Sơn trên mặt nghệ thuật là đóng góp của một con người Việt Nam vào sự nhận thức cái đẹp, cái đau thương, tình yêu và thân phận làm người của nhân loại nói chung. Cuộc sống của con người là một cuộc tiếp cận khổ đau, nhưng qua đau khổ, nó tìm thấy cái đẹp và sự cứu rỗi của chính mình cùng với kinh nghiệm sống bi thiết và việc đi đến cùng một cách quả cảm thân phận làm người của mình.
Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ, điều đó đã hẳn. Nhưng, trên và trước, người nhạc sĩ đó lại chính là một thi sĩ tự trong bản chất và trong cách thế sai sử ngôn ngữ của mình. Và chính là từ những dòng ca từ tuyệt đẹp pha lẫn những nét đau đớn xót xa và rất lạ lùng của Trịnh Công Sơn mà cuộc đời này đã mở ra chứa chan những điều tuyệt mộng và bi thiết trước mắt nhìn của chúng ta, những người nghe anh. Chính vì thế, cho dù đây là một nhạc sĩ tài hoa, điểm nổi bật và đáng nói hơn hết trong nghệ thuật của Trịnh Công Sơn lại nằm ở trong những hình ảnh mà anh đã nhìn thấy hoặc khám phá ra, cũng như trong cái ngôn ngữ mà anh đã dùng để cất giấu, hé lộ, bật mở, hoặc nâng đỡ những hình ảnh ấy và làm cho chúng cất cánh bay lên. Trong nhận thức đó, tập chuyên luận nhỏ này muốn đưa ra một nỗ lực phát hiện và phân tích một số ám ảnh nghệ thuật, cũng như phân tích cung cách sai sử ngôn ngữ một cách rất đặc thù của Trịnh Công Sơn.
Mục lục:
Tựa
Chương một: Dẫn nhập
Chương hai: Dẫn vào những ám ảnh nghệ thuật
1. Ám ảnh chiến tranh
2. Ám ảnh về sự cô đơn
3. Ám ảnh về sự phụ rẫy
4. Ám ảnh về những nhắc nhở của cuộc đời, của thiên nhiên
5. Ám ảnh về Cuộc-Chia-Tay-Lớn
…
Chương Ba: thời gian nghệ thuật
1. thời gian phai tàn
2. Thời gian tiếc nuối
3. Thời gian trong ngóng
4. Thời gian hướng vọng thiên thu
5. Thời gian thực tại
…
Chương bốn : Không gian thực tại
1. Không gian trời đất
2. Không gian núi và biển
3. Không gian sông
4. Sóng
5. Mây
…
Chương năm: Nghệ thuật ngôn ngữ
1. Những bài thơ
2. Những hình ảnh tỉnh lược
3. Những câu bỏ lửng
4. Những cách nói lạ
…
Phụ lục I: Phỏng vấn Bùi Vĩnh Phúc về tác phẩm Trịnh Công Sơn/ ngôn ngữ & những ám ảnh nghệ thuật
Phụ lục II: Văn xuôi Trịnh Công Sơn
– Mưa bình minh
– Văn tự
– Sự vật, con người
…
Phụ lục III: Ca từ Trịnh Công Sơn
– Biển nhớ
– Bốn mùa thay lá
– Cát bụi
– Chỉ có ta trong một đời
– Cho một người nằm xuống.
…
Thư mục tham khảo
Mời bạn đón đọc.
(Thứ Ba, 01/04/2008)
Ám ảnh nghệ thuật Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
NXB Văn hóa Sài Gòn vừa ấn hành cuốn sách mới nhất về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn của tác giả Bùi Vĩnh Phúc. Ông là nhà lý luận – phê bình văn học được độc giả trong và ngoài nước biết đến nhiều thập niên qua, với các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa, văn học Việt Nam. Bùi Vĩnh Phúc gốc Hà Nội, lớn lên tại Sài Gòn, làm thơ từ cuối thập niên 1960, hiện đang giảng dạy tại California State University, Fullerton và Golden West College (Mỹ), đã biên soạn một số giáo trình Việt Nam học dành cho sinh viên nước ngoài.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn