Bàn về triết học Đông phương, tác giả Lưu Hồng Khanh ngay khởi đầu đã đặt vấn đề: Tìm hiểu triết học Đông phương trước hết và trên hết không phải là vấn đề học cho biết cổ nhân đã nói những gì, nhưng là học cho biết suy tư triết lý là gì, cách suy tư triết lý là như thế nào và chính mình phải triết lý ra sao. Tiếp đến là tìm hiểu Minh triết Đông phương có khác gì với triết học Tây phương, tư duy Đông phương so sánh thế nào với tư duy Tây phương. Cuối cùng là viễn ảnh cho tương lai tư duy của cả hai thế giới Đông và Tây, nhất là trước bối cảnh bạo lực và khủng bố khốc liệt như hiện nay giữa Đông và Tây, được diễn tả thông qua luận điểm xung đột văn hóa (The Clash of Civilizations) đầy thách thức của giáo sư Samuel P. Hungtington. Dựa trên những nghiên cứu liên ngành hiện tại, tìm hiểu đâu là giải pháp thích ứng và tốt đẹp nhất cho tương lai tư duy của nhân loại: Tây phương hóa, xung đột văn hóa không tránh khỏi hay hội tụ những điều tốt đẹp nhất từ cả hai nền tư duy Đông và Tây.
Tác giả Lưu Hồng Khanh đã trình bày và phân tích những vấn đề trên, dựa trên cơ sở những sự kiện khách quan trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, triết học, môi sinh và tâm linh từ trong lịch sử cổ đại của cả hai miền Đông và Tây, Trung Hoa và Hy Lạp, cho đến thời điểm hiện tại.
Triết Học Nhập Môn – Tập 1: Triết Học Đông Phương đánh dấu một bước đi mới trong ngành giáo dục hiện đại của xã hội ta về phương pháp tư duy và nghiên cứu.
Tác giả Lưu Hồng Khanh đã trình bày và phân tích những vấn đề trên, dựa trên cơ sở những sự kiện khách quan trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, triết học, môi sinh và tâm linh từ trong lịch sử cổ đại của cả hai miền Đông và Tây, Trung Hoa và Hy Lạp, cho đến thời điểm hiện tại.
Triết Học Nhập Môn – Tập 1: Triết Học Đông Phương đánh dấu một bước đi mới trong ngành giáo dục hiện đại của xã hội ta về phương pháp tư duy và nghiên cứu.