Xem sách hay

Trí Tuệ Tài Chính Dành Cho Nhà Quản Lý Nhân Sự – Financial Intelligence

Mua ở đâu?
John Case
Karen Berman
Joe Knight

Là một nhà quản lý nhân sự, bạn phải sử dụng dữ liệu tài chính để đưa ra quyết định, phân bổ nguồn lực và lập ngân sách chi phí. Nhưng nếu giống như nhiều người làm ở vị trí này, bạn có thể cảm thấy không chắc chắn khi kết hợp tính toán tài chính vào công việc hằng ngày của mình. Và đây là lúc bạn cần đến Trí tuệ tài chính dành cho nhà quản lý nhân sự. Ba tác giả đã trình bày tất tần tật những hiểu biết cần thiết về tài chính dành riêng cho các chuyên gia nhân sự trong cuốn sách này.

Bạn sẽ khám phá ra:

Lý do các giả định đằng sau dữ liệu tài chính lại quan trọng

Những điều báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán và báo các lưu chuyển tiền tệ tiết lộ

Những nguồn tài chính cần thiết khi bạn phát triển chiến lược vốn nhân lực

Cách tính lợi tức đầu tư

Cách sử dụng thông tin tài chính đễ hỗ trợ tốt hơn cho các đơn vị kinh doanh và thực hiện công việc của mình

Cách truyền tải thông tin tài chính trong đội ngũ của bạn  .

Trích đoạn:

1. Như tất cả những môn học quản trị kinh doanh khác, kế toán và tài chính thực sự cũng mang tính nghệ thuật không kém tính khoa học. Bạn có lẽ sẽ gọi đây là bí mật giấu kín của CFO hay của kiểm soát viên – ngoại trừ việc nó chẳng phải là bí mật; nó là một sự thật mà những người trong ngành tài chính đều biết.

2. Một vài sai lầm đắt giá mà người ta phạm phải trong kinh doanh liên quan đến việc tuyển dụng hoặc giảm biên chế nhân viên. Chắc hẳn bạn sẽ muốn hiểu cách các chi phí được phân bổ trước khi đưa ra những quyết định quản lý nhân sự quan trọng.

3. Các chuyên gia quản lý nhân sự đôi khi – thậm chí nhiều lần – bị mang tiếng xấu. Đáng buồn thay, họ bị cho rằng chỉ tập trung vào khía cạnh “mềm” của doanh nghiệp hơn là vào khía cạnh những số liệu “cứng”. Đó là một bất công vì những con số cuối cùng phụ thuộc vào con người và nhân sự là bộ phận chịu trách nhiệm nhiều nhất đối với các vấn đề về con người trong một công ty.

4. Nghệ thuật tài chính có thể dễ dàng được gọi là nghệ thuật tạo ra lợi nhuận, hoặc trong một số trường hợp, nghệ thuật này tạo ra lợi nhuận trông tốt hơn so với thực tế.

5. Bất kỳ báo cáo thu nhập nào đều bắt đầu với doanh số. Khi một doanh nghiệp bàn giao sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng, kế toán viên nói rằng công ty đã thực hiện việc bán hàng. Đừng bận tâm nếu khách hàng chưa thanh toán cho sản phẩm hoặc dịch vụ đã bàn giao, doanh nghiệp có thể tính số tiền bán hàng trên dòng trên cùng của báo cáo thu nhập của mình trong khoảng thời gian được đề cập.

6. Hầu hết các báo cáo thu nhập là “thực tế” và nếu không có tiêu đề khác, bạn có thể cho rằng đó là những gì bạn đang tìm kiếm. Chúng cho thấy những gì “thực sự” đã diễn ra với doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong khoảng thời gian đó theo các quy tắc kế toán.

7. Người làm công tác quản lý nhân sự nên hiểu chi phí của doanh nghiệp và ý nghĩa của chúng để hỗ trợ sản xuất, công nghệ thông tin, marketing,… Trong các doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn như các công ty dầu mỏ, lương và phúc lợi chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí, và vì vậy các quyết định của nhân sự về lương thưởng có thể không ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận ròng.

8. Lợi nhuận hoạt động cho nhân viên biết nhiều thông tin. Lợi nhuận hoạt động tốt và tăng trưởng cho thấy nhân viên sẽ có thể giữ được công việc của họ và có cơ hội thăng tiến. Bộ phận nhân sự có thể cần phải chuyển trọng tâm sang phát triển nhân viên, tuyển dụng,…
Lợi nhuận hoạt động giảm sẽ đòi hỏi một sự tập trung khác. Dù thế nào đi nữa, bộ phận nhân sự có thể là đối tác đúng lúc trong tổ chức nếu họ chú ý đến các con số và hiểu được ý nghĩa của chúng.

Về tác giả:

Tiến sĩ Karen Berman là nhà sáng lập, chủ tịch và đồng sở

hữu của Business Literacy Institute, công ty tư vấn cung cấp các chương trình đào tạo theo yêu cầu của khách hàng với những sản phẩm và dịch vụ như Money Maps, keynotes cùng các sản phẩm và dịch vụ khác. Karen đã làm việc với rất nhiều công ty giúp họ hình thành nên những chương trình đào tạo kiến thức về tài chính chuyển đổi nhân viên, các cán bộ quản lý, các cấp lãnh đạo thành những đối tác kinh doanh.

Joe Knight là đồng sở hữu của Business Literacy Institute và Setpoint Systems. Ông đảm nhiệm vị trí Giám đốc Tài chính tại Setpoint và là giảng viên kiêm diễn giả chủ đạo gặp gỡ khách hàng trên toàn cầu, đồng thời giảng dạy về tài chính của Business Literacy Institute. Joe có bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của Đại học California ở Berkeley..

Mời bạn đón đọc!

 
Mua ở đâu?