Sách viết về Khổng Minh Gia Cát Lượng có rất nhiều, thực có hư có, khuyết điểm biến thành ưu điểm, bảo thủ trở thành tiên tri, phi phàm… đầy rẫy trong từng trang sách.
Nhưng thử hỏi, nếu như ông ta thật sự có tầm hiểu biết rộng, tại sao lại cúc cung tận tuỵ thờ Lưu Bị bất tài, cử chỉ phần nhiều là giả nhân giả nghĩa, nhiều khi đến lộ liễu…, hoặc như ông ta đã biết chắc Quan Công là một võ tướng tài nhưng kiêu, không có mưu sĩ giúp sức đủ sức kìm chế, mà vẫn cứ giao cho giữ Kinh châu, nên đã phá hỏng thế chiến lược liên minh thục Ngô của mình, để mất địa bàn trọng yếu này đã đành, sau này ông còn một lòng một dạ giữ lời thác cô, phò Lưu Thiện, một ông vua đến khi cha con ông chết, nước mắt, đầu hàng Tư Mã Chiêu, được hỏi có nhớ gì đến nước Thục hay không, thì hắn ta bảo rằng: “Ở đây vui lắm, tôi còn nhớ gì đến Thục nữa”.
Quyển sách này ra mắt bạn đọc, mang tên là Trí tuệ Gia Cát Lượng, tuy soạn giả vẫn trình bày dựa theo cốt truyện của Tam Quốc Diễn Nghĩa, nhưng không theo một lối mòn xưa nay của phong kiến phương Bắc, nhất là tính bảo thủ, tư tưởng Đại Hán mà phần nào theo chính sử, khôi phục lại những gương mặt đối lập, phân tích những chỗ hư cấu có tính gán ép, đồng thời vẽ lại bối cảnh chiến trường xưa và hiện nay, để bạn đọc tiện tham khảo. Bởi vậy, nó mang tính chất phá giải, logic và phản tư nhất định. Sự đả phá một hình tượng hư cấu có tài hô phong hoán vũ, tiên tri, đến chết vẫn còn làm cho kẻ thù phải khiếp sợ… là sự phân tích một cách có luận cứ khoa học tư tưởng phong kiến Đại Hán xưa, là cách đọc và viết sách theo phương pháp đa chiều cuả soạn giả đã hình thành từ những tập trước đây như Trí tuệ Khổng tử, Mạnh tử, Kinh Dịch, Lão tử, Trang tử… không đi theo lối mòn, nhằm rút ra những bài học thời đại nhất định.
Tiếc rằng, những người tạm gọi là tân nho học,nghiên cứu triết lý, văn minh Trung Hoa nói riêng và văn minh phương Đông nói chung không còn nhiều, do tuổi tác nên không đủ thời gian và khả năng cập nhật hoá được kiến thức qua mạng… không có đủ tư liệu để bàn cãi đến những vấn đề lớn như của thiền sư Lê Mạnh Thát, cũng như những vấn đề nhỏ mà một học giả phương Tây đưa ra như đền Bạch Mã ở Hàng Buồm là đền mà dân ta lập ra để thờ viên tướng xâm lược Mã Viện. Ở đây, soạn giả chỉ đề cập đến Mã Viện trong hư cấu chuyện Gia Cát Lượng khi đi đánh Mạnh Hoạch, bộ tộc “man di, mọi rợ”, chưa được “giáo hoá” ở PHương Nam, đã qua đền thờ ông này và được ông này hiện lên giúp sức, nên đã hàng phục được Nam Man thành công. Những cách hư cấu, hay nói nôm na hơn là cách “phịa” có tính phi lịch sử đó… còn dài dài và bị che lấp bởi thời gian.
Mục lục:
Lời nói đầu
Chương 1: Cuộc đời và gia thế của Gia Cát Lượng
Chương 2: Lòng Trung đối – kế sách khi rời lều tranh
Chương 3: Mẹo dùng chiêu bài anh em, mưu chiếm Kinh Châu
Chương 4: Trận xích bích – tài ngoại giao xuyên tạc chữ “kiều thành” ngư ông thủ lợi
Chương 5: Thôn tính Ích Châu
Chương 6: Quan Công để mất Kinh Châu làm thất bại chiến lược liên minh Ngô Thục của Gia Cát Lượng
Chương 7: Lưu Bị nướng 80 vạn quân và chuyện thác cô
Chương 8: Bảy lần bắt bảy lần tha Mạnh Hoạch
Chương 9: Sáu lần ra đình Kỳ Sơn
Chương 10: Khổng Minh chết nơi gò Ngũ Thượng và chuyện bày mưu hại tướng tài – Nguỵ Diên
Chương 11: Vài trước tác của Gia Cát Lượng và những lời đánh giá về ông.
Mời bạn đón đọc.