Xem sách hay

Trẻ Em Trong Gia Đình – Cuốn 3

Mua ở đâu?
Sasaki Masami

Sasaki Masami sinh năm 1935 tại thành phố Maebashi (Nhật Bản). Thời thơ ấu, ông được nuôi dạy ở Tokyo và khi Chiến tranh Thế giới thứ Hai xảy ra, ông cùng gia đình di tản về vùng nông thôn thuộc tỉnh Shiga. Ông đã học từ lớp ba đến hết thời trung học ở đó. Sau khi học xong …

Đến với cuốn 3 “Trẻ em trong gia đình”, độc giả sẽ cảm giác như đang đọc một cuốn cẩm nang trong việc nhận định khuynh hướng của con trẻ, đặc biệt dành cho những gia đình có trẻ khiếm khuyết một vài mặt, cụ thể là trẻ khuyết tật phát triển.

Mở đầu bằng việc nhắc đến mối quan hệ giữa con người và xã hội, tác giả dựng nên một khung cảnh bao quát về môi trường xã hội – nơi sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cách giáo dục của cha mẹ đến những đứa trẻ. Trong một xã hội mà tình yêu thương đang dần lu mờ, hãy cố gắng để đứa trẻ được sinh ra trong sự chờ mong và vui mừng của mọi thành viên trong gia đình, đừng nghĩ điều đó trở thành một gánh nặng.

Tiếp tục với luận điểm của mình, tác giả đưa ra câu trả lời cho mục đích nuôi dạy một đứa trẻ “khiến chúng tự yêu chính bản thân mình”, mà điều kiện trước tiên là được cha mẹ yêu thương.

Đến với chương 3, cách nuôi dạy trẻ được tác giả hệ thống bằng những từ khóa hay cụm từ phần nào giúp người đọc dễ dàng hình dung ra điểm mấu chốt cần lưu tâm. Điều gì thích hợp cho việc dạy dỗ trong từng giai đoạn của trẻ? Ở giai đoạn khác nhau trong tiến trình phát triển, yếu tố nào là quan trọng nhất?

Như đã nói ở trên, trong cuốn 3 của bộ sách, tác giả đặc biệt dành tặng gia đình các bé trong việc nhận định sớm các dấu hiệu của bệnh lý thường gặp, đồng thời đưa tới phương pháp phù hợp với những trẻ này. Khuyết tật phát triển là gì? Trẻ tự kỷ và tầm quan trọng của gia đình? Đặc điểm, thấu hiểu, thực tế chăm sóc… những câu chuyện có thật, tất cả đều có trong những chương tiếp theo của cuốn sách.

Một cách tỉ mỉ và tận tình nhất, từng câu từng chữ đều có giá trị mang đến kiến thức chăm sóc trẻ khiếm khuyết theo cách gần gũi nhất có thể.

Trong những chương cuối, tác giả giới thiệu về “Chương trình hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân tự kỷ” có tên TEACCH. Thực tế đây là cách để người thân có thể đọc được thông điệp mà trẻ tự kỷ muốn truyền đạt, và ngược lại mã hóa tất cả thông tin mà người xung quanh muốn nói đến bọn trẻ.

Kết thúc bằng những điều học được và những điều nhớ lại, chắc chắn cuốn 3 của bộ sách Trẻ em trong gia đình sẽ khiến mọi bậc cha mẹ, đặc biệt là những gia đình có trẻ khiếm khuyết thấu hiểu hơn niềm hạnh phúc của mọi đứa trẻ chính là niềm hạnh phúc nhất của cả gia đình và xã hội.

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?