Xem sách hay

Trần Đình Hựu Vfa Nghiên Cứu Nho Giáo Việt Nam Hiện Đại

Mua ở đâu?

Cuốn sách là Kỷ yếu hội thảo kỷ niệm 20 năm ngày mất PGS.NGUT Trần Đình Hượu (1926-1995) được tổ chức vào năm 2015.

Trở thành ấn phẩm xuất bản sau 5 năm dưới dạng sách không bán, phải nói rằng đây là sự chậm trễ. Tuy nhiên, chậm còn hơn không!

Tên tuổi Trần Đình Hượu với thế hệ sinh viên khoa văn chúng tôi, dù học ở ĐHSP Hà Nội, vẫn được giảng dạy, chia sẻ và thảo luận vô tư. Tôi nhớ, khi giảng bài, thầy Trần Văn Toàn vẫn hay gọi là “thầy Hiệu” – Trần Đình Hiệu.

Kể cũng lạ, làm sinh viên được học Lịch sử vấn đề, được học các trường phái nghiên cứu rằng Quan điểm bên trường Tổng hợp thế kia, Quan điểm của trường Sư phạm là thế này… Lạ mà vui vì được biết có những tranh luận dạng như ở Ngôn ngữ học thì có âm tắc thanh hầu hay không? Hay như, GS Hà Minh Đức đưa mốc năm sinh của Nam Cao là 1917 (theo bản lý lịch tự khai của Nam Cao ở Hội Nhà văn) nhưng in cuốn chuyên luận đầu tiên ngay bìa sách lại chình ình: Nam Cao (1914-1951)!

Trần Đình Hượu có lẽ là cái tên được ngợi ca cả về trí tuệ và đạo đức khoa học, chứ không phải như một số tên tuổi có đủ cả học hàm, học vị, tuyển tập, giải thưởng, nhưng luôn đi kèm theo đó là vài câu giễu cợt trong bài giảng!

Sau bộ Tuyển tập (2 cuốn) ở NXB Giáo dục, đến bây giờ “Trần Đình Hượu và nghiên cứu Nho giáo Việt Nam hiện đại”. Có sách này trong tay, người yêu mến ông sẽ thêm tư liệu phác thảo về cuộc đời ông, về “trường phái” mà những môn đệ tiếp nối ông đang bước tiếp.

Lạ một điều, bên trường Tổng hợp hay có cái trò gộp tên vài cụ lại để thành những bộ ba, bộ bốn này nọ kiểu bôi mỡ lên lá cho kiến đục rồi thả trên sông…. Rồi khi hội thảo thì hết lời ngợi ca trường phái nọ kia ấy ấy. Đến phần sách vở thì đúng là cha chung…. Sau 5 năm mới in được “Trần Đình Hượu và nghiên cứu Nho giáo Việt Nam hiện đại” là một ví dụ!

 
Mua ở đâu?