Xem sách hay

Tình Yêu Hàng Hiệu

Mua ở đâu?
Radha Chadha
Paul Husband

Tình Yêu Hàng Hiệu:

Tình yêu hàng hiệu là quyển sách đầu tiên khai thác cách thức và lý do của “vụ nổ hàng hiệu” đang làm chấn động Châu Á. Nó không chỉ quét qua tầng lớp thượng lưu phù phiếm mà còn các cô thư ký sử dụng túi Burberry, các nhà quản lý cấp thấp đeo đồng hồ Rolez, và các sinh viên đại học mang giày Ferragamo.

Hồng Kong có nhiều cửa hàng Gucci và Hermès hơn cả New York và Paris. Thị trường hàng hiệu Trung Quốc đang tận hưởng sự tăng trưởng để trở thành thị trường lớn nhất thế giới vào năm 2014. Ngay cả Ấn Độ, “lính mới” trong khối thị trường hàng hiệu, cũng có những danh sách chờ dài hàng ba tháng cho các món hàng “hot”. Trong khi đó ở Tokyo, tâm chuẩn của cơn sốt hàng hiệu, 94% phụ nữ lứa tuổi U 30 có túi Louis Vuitton.

Tình yêu hàng hiệu mạnh đến nỗi người tiêu dùng Châu Á chiếm một nữa doanh số của toàn ngành công nghiệp hàng triệu toàn cầu trị giá 80 tỉ đô la. Radha Chadha và Paul Husband giải thích về nghịch lý của việc đẩy cao đẳng cấp của sản phẩm, đồng thời phủ hàng rộng khắp. Họ đã giải mã được tình yêu đó, cung cấp một phương pháp thử-và-kiểm nghiệm để tạo ra một nhóm người ủng hộ cực lớn cho sản phẩm của bạn. Họ nêu sơ lược một mô hình mạnh để giải thích sự lan truyền hàng hiệu ở các thị trường phát triển như Nhật Bản và Hong Kong, trong khi dự đoán con đường tương lai cho các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ. Họ cũng nghiên cứu hiện tượng “hàng nhái xịn”, không thể phân biệt với hàng thật và làm giảm doanh số của hàng thật.

Sách được viết bằng một giọng văn dễ đọc bởi hai chuyên gia hàng đầu thế giới. Đó là kết quả của hơn 150 cuộc phỏng vấn với các chuyên gia trong ngành hàng hiệu, của các nghiên cứu thị trường ở hơn 10 quốc gia, và kinh nghiệm mà các tác giả thu thập được từ khắp Châu Á. Sách cung cấp một cái nhìn về thị trường bán lẻ đang phát đạt, từ các tổng hành dinh mua sắm lộng lẫy ở Tokyo cho đến các chợ địa phương ở Seoul, và so sánh nhiều phân khúc người tiêu dùng khác nhau để hiểu các động cơ bên trong tạo nên nỗi ám ảnh hàng hiệu nơi họ. Sách giải thích bằng cách nào mà sự chuyển đổi kinh tế và xã hội của Châu Á đang phá huỷ các phương pháp xác định địa vị xã hội vốn đã tồn tại hàng thế kỷ nay, và bằng cách nào mà bộ Vest Chanel và chiếc đồng hồ Cartier thể hiện được địa vị xã hội của bạn.

Dù bạn là một doanh nhân đang nhắm tới thị trường Châu Á, một nhà tiếp thị đang quan tâm đến việc phát hiện xu hướng, hay một người tiêu dùng yêu hàng hiệu, thì quyển sách này đều mở ra những cánh cửa đến thành công.

Mục lục:

Phần 1: Bằng cách nào và tại sao

Một câu chuyện tình với hàng hiệu

Tìm ý nghĩa trong chiếc túi LV

Phần 2: Cái gì và ở đâu

Nhật Bản – đồng yen tham lam hàng hiệu

Hong Kong và Đài Loan: Âm và dương

Từ những bộ trang phục “đại cán” đến com-lê Armani

Hàn Quốc: mắc nợ hàng hiệu

Những nước chị em chỉ có một mùa: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonosia và Philippines

Ấn Độ: Một Trung Quốc thứ hai?

Phần 3: Phía sau cơn sốt

Cơn sốt được tạo ra như thế nào

Phi vụ cửa hàng nhái xịn

Tương lai của hàng hiệu

Mời bạn đón đọc.


Tình yêu của người châu Á với hàng hiệu

Người châu Á tiêu thụ 50% hàng hiệu của thế giới. Còn Việt Nam chưa có tên trong bản đồ hàng hiệu…

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 
Mua ở đâu?