Xem sách hay

Tình Ơi Là Tình

Mua ở đâu?
Elfriede Jelinek

Elfriede Jelinek

Tình Ơi Là Tình
Khi người ta chỉ là một nữ công nhân, hôn phối phải chăng là lối thoát duy nhất khỏi cuộc sống khốn cùng? Bằng lối viết đầy khiêu khích không hề đứng về phía con người, nữ tác giả không đếm xỉa đến ma quỷ thánh thần đã trả lời câu hỏi đó với “sự mỉa mai hoan lạc” và nỗi bi quan tàn khốc vẫn thường thấy ở bà.

Jelinek còn rất trẻ khi bắt tay vào một đề tài gai góc: phụ nữ trong một xã hội mà quyền tự do định đoạt số phận của mình luôn bị gò vào một khuôn khổ vô hình – cuối thế kỷ 20 ở giữa châu Âu! Bà đã về nông thôn để hoàn tất cuốn tiểu thuyết này, và trái với những người thành phố no ấm đi tìm lại sự đồng điệu giữa con người và thiên nhiên, cặp mắt của Jelinek xoáy vào cuộc đời tù túng mà các nữ công nhân vô học đang sống giữa đồng lương eo hẹp và ước mơ đổi đời hão huyền. Tương lai nào sẽ đến với họ, ngoài nỗ lực kiếm một tấm chồng có máu mặt để thoát khỏi vũng lầy, với cái giá phải trả là tình yêu đồng nghĩa với tính toán? Nhưng, đàn ông cao giá thì hiếm khi còn son rỗi hoặc họ có những kế hoạch khác.

Tình ơi là tình (Die Liebhaberinnen), với tác phẩm này Jelinek lần đầu tiên khẳng định chỗ đứng trên văn đàn và trong mắt người hâm mộ. Đó là một cuốn sách mang “đặc trưng Jelinek nhất”. Thành công ấy có thể chỉ kém cuốn tiểu thuyết đầy hơi hướng tự thuật Cô giáo dương cầm (tạm gọi theo chuyển thể phim của Die Klavierspielerin) mà trong đó, lại một lần nữa, phụ nữ đóng vai trò chính. Nhưng sự so sánh đó quá khập khiễng, có giống nhau thì chỉ ở cái khía cạnh Jelinek tài tình hơn các đồng nghiệp của bà khi đào bới các ngõ ngách trong tâm hồn giống cái. Và chính năng khiếu ấy không được đồng bào của bà nồng nhiệt đón chào: Có mấy ai đủ dũng cảm đi vạch áo cho người xem lưng, kể cả phụ nữ là những người được bà cho mượn một ngôn ngữ mãnh liệt. Nói theo cách của Jelinek, là “những thây ma muốn mồ yên mả đẹp, nhưng tôi lại cứ khai quật chúng lên, ngày này qua ngày khác”.

Tình ơi là tình đôi khi gây sốc bằng một giọng điệu rất Jelinek, nhưng nhờ đó mà cuộc sống nội tâm của mấy người đàn bà đầy rẫy nhẫn nhục và ngây thơ được mổ xẻ một cách kiệt xuất. Đó cũng là trở ngại lớn khi chuyển tải tác phẩm sang tiếng Việt, không chỉ đơn thuần vì chẳng dễ dịch các kiểu chơi chữ hay đặt chấm phẩy có vẻ như tùy tiện để tạo nhịp câu, mà bối cảnh câu chuyện đòi độc giả vất vả đọc giữa hai dòng chữ để hiểu và liên tưởng.

Một người cầm bút đã băn khoăn hỏi bà rằng, khi đọc nguyên tác có thể cảm nhận được nhịp điệu âm nhạc rất đặc biệt trong từng câu, vậy bà có ý kiến gì về việc tác phẩm của mình được dịch sang ngôn ngữ khác, liệu những bản giao hưởng tuyệt vời ấy có mang được hết các nốt nhạc của mình sang một dàn nhạc công khác với một nhạc trưởng khác? Và tôi mạn phép được trích đáp từ của chính tác giả để xin thứ lỗi cho khiếm khuyết nào xảy ra trong quá trình chuyển ngữ: “Thật khổ cho các nhà dịch thuật! Họ phải viết lại hoàn toàn công việc của tôi bằng ngôn ngữ nước họ để cho tác phẩm có thể chứa đựng giá trị nguyên gốc. Những trò chơi ngôn ngữ chỉ được yêu thích ở những nơi được phép. Và chỉ những nhà văn mới yêu thích trò chơi này, nhưng họ chẳng hơi đâu mà dịch tôi làm gì!”. Tôi rất mong bà chỉ nói dỗi để làm dáng, hoặc đoán lầm.
(Dịch Giả Lê Quang)


Tình Ơi Là Tình

Dịch giả Lê Quang coi dịch văn học là nghiệp

(Ngày 03-11-2006)

Với hai bản dịch “Người đọc” và “Tình ơi là tình” ra mắt trong một thời gian ngắn, dịch giả Lê Quang đã góp phần giúp độc giả Việt Nam tiếp xúc với những tác phẩm văn học hiện đại viết bằng tiếng Đức. Dưới đây là cuộc trò chuyện với anh về hai cuốn tiểu thuyết của Bernhard Schlink và Elfriede Jelinek.

. Phóng viên: Cuốn “Người đọc” đã được dịch ra 38 thứ tiếng. Theo anh, điều gì khiến cho cuốn tiểu thuyết của một nền văn học vốn nổi tiếng là khó đọc lại đến được với độc giả tại nhiều vùng trên thế giới như vậy?

– Dịch giả Lê Quang: Tôi chưa gặp một người Đức nào từ 15 đến 75 tuổi không bị cuốn hút bởi tác phẩm này, nhưng hình như ông Bụt chùa nhà Bernhard Schlink lại… thiêng hơn khi ra nước ngoài. Tôi phỏng đoán thành công của cuốn sách nằm trong một công thức mà những người cầm bút nên để ý khảo cứu: một tỷ lệ hoà trộn lý tưởng giữa hồi ức chiến tranh tàn bạo, vực thẳm tâm lý đen tối của lòng người, xung đột giữa các thế hệ, triết lý cuộc sống trong mắt các lứa tuổi khác nhau, ký sự pháp đình, suy ngẫm tự sự, và tình dục trong cơn ngộ ngộ mê mê.

. Anh đánh giá thế nào về thái độ, cách hành xử với quá khứ của người Đức biểu hiện qua tác phẩm “Người đọc”?

– Sau một phần tư thế kỷ sống với họ, tôi tin rằng người Đức thanh toán món nợ bi thảm với quá khứ tốt hơn nhiều dân tộc khác cùng hoàn cảnh chiến tranh và chia cắt tương tự. Trong tác phẩm, dễ thấy Schlink không hề nương nhẹ hay phản đối quan điểm nào trong cách hành xử với quá khứ, mà phân tích mọi khía cạnh rất giàu tính nhân văn, song cũng rất thuyết phục, bởi mọi sự diễn ra trên đất Đức thực tế như vậy. Xin nhắc là cuốn Người đọc ra đời năm 1995 là thời điểm dễ kiểm chứng mọi thành công khắc phục quá khứ.

. Vừa qua, Guenter Grass đã tự “làm khó mình” sau lời thú nhận muộn màng về sự dính líu của ông với lực lượng SS trong Thế chiến II. Là một người sống ở Đức lâu năm, anh đánh giá thế nào về hành động này của nhà văn nổi tiếng và những phản ứng của dư luận dành cho ông?

– Grass được coi là một đại diện của lương tri Đức hậu chiến, có thể điều đó ngăn ông đưa ra lời thú nhận sớm hơn. Tôi chỉ thấy buồn cười khi một số người định đem ông lên giàn thiêu vì một quyết định lầm lẫn ở tuổi 17! Còn ai cho rằng ông toan dùng sự kiện này để lăng-xê cuốn hồi ký của mình thì người đó suy luận quá thô thiển, hoặc không hiểu thế giới văn chương ở một môi trường văn minh.

. Vì sao anh chọn dịch “Die Liebhaberinnen” (Tình ơi là tình) chứ không phải là “Die Klavierspielerin” (Cô gái chơi dương cầm) hay “Die Ausgesperrten” (Những kẻ bên lề)… của Elfriede Jelinek?

– Tôi đang bắt đầu dịch Cô gái chơi dương cầm thì được biết là không mua được bản quyền. Còn bối cảnh xã hội của Những kẻ bên lề khá khó tiêu đối với lớp độc giả trẻ ở ta, ít nhất là ở thời điểm hôm nay. Hãy tưởng tượng ra một lũ đầu gấu ban đêm đi trấn lột, còn ban ngày say sưa đọc de Sade, J. P. Sartre và Camus… Nói thật lòng thì tôi chọn Tình ơi là tình vì mong đem lại cho độc giả Việt Nam một cái nhìn không khoan nhượng hay son phấn về cuộc sống của người phụ nữ vốn chịu nhiều thiệt thòi, ngay cả ở giữa châu Âu của nửa sau thế kỷ 20, từ đó liên hệ sang hoàn cảnh trong nước.

Trang bìa cuốn “Tình ơi là tình”

. Nobel dành cho Elfriede Jelinek năm 2004 là một trong những giải thưởng gây nhiều tranh cãi nhất xưa nay. Một thành viên Viện Hàn lâm Thụy Điển từng rời Viện ra đi để tỏ thái độ phản đối. Nhiều nhà phê bình cho rằng, Nobel Văn học dành cho Jelinek là không xứng đáng. Cá nhân anh lý giải điều này như thế nào?

– Hãy tìm ra một cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ mà 10 người ngồi trước tivi đều thống nhất cô nào nhận vương miện! Huống hồ giải Nobel là một cách bình chọn mà chưa ai biết rõ mọi tiêu chí. Nhưng Hoa hậu Hoàn vũ thì ắt không xấu, và ai giật giải Nobel thì không thể viết tồi. Một cây bút không hề gây tranh cãi chưa chắc đã xuất sắc.

. Viện Hàn lâm Thuỵ Điển đánh giá những trang viết của Jelinek là “dòng suối đầy nhạc tính…”. Là người tiếp xúc trực tiếp với nguyên bản tác phẩm của nhà văn, anh nhận xét thế nào về văn phong của tác giả?

– Jelinek viết Tình ơi là tình trong truyền thống của “Nhóm Vienna” – theo đuổi sự tôn sùng vẻ đẹp thuần tuý của ngôn ngữ trong thi ca Barock, văn phong siêu thực và chủ nghĩa Dadaism. Tôi không khỏi ngại ngần khi định dịch sách của bà, nhưng ngòi bút của bà đã cuốn hút tôi, vì nó toả ra một vẻ đẹp không khiên cưỡng hay giả tạo. Đã lâu lắm tôi mới gặp những dòng chữ thật thà như vậy.

. “Tình ơi là tình” được thiết kế một trang bìa sexy và bắt mắt, anh có nghĩ đây là yếu tố thu hút độc giả đối với cuốn tiểu thuyết của một tác giả chưa thực sự quen biết tại Việt Nam như Elfriede Jelinek?

– Bìa sách nên có gợi ý đôi chút về nội dung, nếu theo tiêu chí khá phổ biến đó thì nó còn quá hiền lành.

. Anh làm nghề kiến trúc sư, vậy dịch văn học có ý nghĩa như thế nào?

– Dịch văn học là nghề tay trái, tôi không quen ai sống được bằng nghề này trong hoàn cảnh hiện tại ở Việt Nam. Nhưng nếu không phải nghề thì là nghiệp, bập vào khó bỏ được. Khi nghe một bản nhạc hay, đọc một cuốn sách thú vị… ai cũng muốn chia sẻ niềm vui đó với bạn bè. Và tôi có may mắn được nghe nhiều bản nhạc hay, đọc nhiều sách thú vị. Không phải tôi, mà độc giả là người quyết định có cho phép tôi tiếp tục theo đuổi nghiệp này hay không.

Theo Hà Linh (E-Văn / VNExpress)

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Tình Ơi Là Tình
(Thứ Ba, 14/11/2006)

Cú sốc của lãng mạn và cao cả

TT – Không quá mau mắn

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Tình Ơi Là Tình

(Ngày 21/11/2006)
Tình ơi là tình

Từng được biết đến với tiểu thuyết Cô giáo dương cầm, Elfriede Jelinek, nhà văn vừa đoạt giải Nobel văn học 2004 luôn muốn tìm và phơi bày cái xấu, cái ác trong tâm hồn con người, đặc biệt trong bản chất của người đàn bà. Với Jelinek, loài người chia làm hai nửa: đàn ông khan hiếm và vũ phu, còn đàn bà thì độc ác và toan tính.

Tình ơi là tình – cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh một vùng nông thôn hẻo lánh nước Áo, nơi những người phụ nữ chưa kịp thanh xuân đã tàn tạ, chưa kịp mơ ước đã toan tính, chưa biết yêu đương đã học giăng bẫy, và chưa được vuốt ve đã phải chịu đòn roi. Có thể nói, lối văn nổi loạn, đầy nhịp điệu mê hoặc của Jelinek là sự cộng hưởng giữa thơ và văn xuôi, những màn giàu tính kịch và những cảnh giàu tính điện ảnh, sự phá bỏ những quy tắc ngữ pháp với những dấu chấm, phẩy đầy ngẫu hứng.

Là một trong số ít nhà văn đương đại bắt tay vào đề tài gai góc của xã hội nông thôn châu Âu cuối thế kỷ 20 – nơi mà quyền tự do định đoạt số phận của người phụ nữ luôn bị gò vào một khuôn khổ vô hình, nơi mà những người nữ công nhân ít học với đồng lương eo hẹp và ước mơ hão huyền, không biết đến ngày mai, Elfriede Jelinek đã phơi bày một góc tối tâm hồn của người đàn bà bằng một thi pháp riêng biệt: thản nhiên mà hài hước, cay đắng đến tột cùng.

Như Thuần tuyển chọn

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Tình Ơi Là Tình

(VTV1 Ngày 20/12/2006)

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Kotler Bàn Về Tiếp Thị – Làm Thế Nào Để Tạo Lập, Giành Được Và Thống Lĩnh Thị Trường

Philip Kotler – “tổ sư” của tiếp thị hiện đại
Ngày 16/08/2007
Khi các bạn đọc bài báo này thì Philip Kotler đã đặt chân xuống Việt
Nam, vào sáng ngày 16/8, và hiện đang ở đâu đó trong TP.HCM này. Chuyến đi này của ông, tự nó đã là một sự kiện thu hút sự chú ý của giới truyền thông, bởi lẽ xưa nay ông vẫn được các doanh nhân và các học giả về quản trị tôn xưng là “cha đẻ” ngành tiếp thị, một bộ óc lớn về tiếp thị. Hơn nữa, đểm đến của ông lần này có lẽ cũng không phải là một lựa chọn ngẫu nhiên: Việt Nam là một nền kinh tế năng động đang tăng trưởng cao, với một đội ngũ doanh nhân đang mạnh mẽ vươn ra hội nhập quốc tế, nắm bắt các tri thức và kỹ năng quản lý hiện đại và hiệu quả.

Cái tên của Kotler đã trở nên đồng nghĩa với tiếp thị. Nhiều tác giả lừng danh về quản trị đã không ngần ngại khẳng định điều đó, như Al Ries nói: “Kotler chính là tiếp thị”; Tom Peters nhận xét: “Chỉ có một cái tên trong tiếp thị: Kotler”; Tom Kelly cho rằng: “Philip Kotler, ông trùm của tiếp thị hiện đại”, và còn nhiều nữa. Có thể nói Kotler hầu như đã dành trọn sự nghiệp của mình cho chỉ mỗi một việc – ấy là nghiên cứu và truyền bá khoa học tiếp thị. Chính nhờ sự tập trung chuyên sâu như vậy mà hệ thống tư tưởng về tiếp thị của ông trở nên toàn diện và thấu đáo, được phát hiện theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, và không ngừng được cập nhật, bổ xung theo thời gian. Nó bao trùm từ các nguyên lý căn bản, qua các nguyên tắc, các phương pháp, các mô hình, đến giải pháp và kỹ năng thực tiễn. Nó còn đi sâu vào từng lĩnh vực chuyên biệt; tiếp thị dịch vụ, tiếp thị xã hội, tiếp thị địa phương, tiếp thị quốc gia, tiếp thị trường học, bệnh viện… (thậm chí ông còn có cả một cuốn sách về tiếp thị các viện bảo tàng!)

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Kotler Bàn Về Tiếp Thị – Làm Thế Nào Để Tạo Lập, Giành Được Và Thống Lĩnh Thị Trường

Philip Kotler và triết học về tiếp thị
Ngày 29/07/2007

Philip Kotler

Được xem là một trong những tiền bối khai sáng môn tiếp thị hiện đại, Philip Kotler và những lời khuyên của ông gần như luôn là kim chỉ nam cho giới doanh nghiệp. Việc Philip Kotler đến TPHCM (dự kiến ngày 17-8-2007) là cơ hội cho các nhà quản trị doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam tiếp cận nhiều bài học giá trị từ tư tưởng tiếp thị mới mẻ của ông…

Tác phẩm kinh điển Market- ing Management (ấn hành lần đầu năm 1967) của Kotler (76 tuổi) đến nay tiếp tục tái bản lần thứ 12 và nhiều tác phẩm nghiên cứu khác trong đó có Marketing Insights From A to Z đều được xem là cẩm nang gối đầu giường cho nhiều thế hệ doanh nhân. Chính tác phẩm này đã đưa Philip Kotler trở thành nhà tư tưởng trong lĩnh vực marketing hiện đại.

“Chiều sâu” của tiếp thị…

Tiếp thị – theo Philip Kotler, với lý thuyết nền “4P” (product, price, place và promotion – sản phẩm, giá cả, địa điểm và quảng cáo) – là cầu nối giữa nhu cầu xã hội và hình thức phản hồi của nhà sản xuất. Marketing không thuần túy là hành vi liên quan mua bán. Nó là một hoạt động xã hội, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất. Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng phải nằm ở đầu bảng trong bất kỳ danh sách ưu tiên nào của giới quản trị doanh nghiệp.

Theo Financial Times, đóng góp Philip Kotler cho marketing hiện đại và quản trị doanh nghiệp thể hiện ở ba yếu tố. Thứ nhất, ông – hơn bất kỳ học giả nghiên cứu nào khác – đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tiếp thị, đưa nó từ hoạt động mang tính ngoại vi đến vị trí quan trọng hơn thuộc lĩnh vực quản trị.

Marketing Management – một trong những quyển cẩm nang kinh điển của Philip Kotler

Thứ hai, ông theo đuổi xu hướng nghiên cứu từng được khởi xướng từ Peter Drucker (một bậc thầy về lý thuyết quản trị; mất năm 2005), trong đó chuyển sự tập trung khảo sát từ giá và phân phối sang điểm nhấn liên quan kỹ năng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng dựa trên lợi ích nhận được từ sản phẩm hoặc dịch vụ. Thứ ba, ông mở rộng khả năng marketing từ quan niệm đơn giản là bán hàng sang quá trình phổ quát hơn liên quan truyền thông và trao đổi, cho thấy kỹ thuật marketing có thể được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực (chẳng hạn chính trị) chứ không chỉ trong phạm vi kinh tế.

Cốt lõi trong tư duy lý thuyết tiếp thị học của Philip Kotler là các giá trị xã hội. Mỗi sản phẩm được sản xuất và bán đến người tiêu dùng luôn hình thành một chức năng xã hội, và mỗi giao dịch sản phẩm đều mang lại ảnh hưởng xã hội. Nhất thiết phải tạo ra mối liên kết giữa động cơ lợi nhuận và sự thỏa mãn khách hàng; và chỉ khi nào thật sự hiểu tâm lý người tiêu dùng, điều đó mới có thể xảy ra. Tiếp thị, theo Kotler, là động cơ của chiến lược chứ không chỉ là “cô em xinh đẹp” chỉ biết đon đả mời chào mua hàng. Tiếp thị, theo Kotler, phải là một phần của triết học đối với tất cả nhà quản trị.

Trong bài viết What CEOs need to know and do about marketing (Những gì giới giám đốc điều hành cần biết và nên làm về tiếp thị) trên chuyên san Leader to Leader, Philip Kotler đã nêu ra hai xu hướng quan trọng. Thứ nhất, thị trường đang liên tục bị cắt thành từng lát mỏng hơn và càng khó theo đuổi hơn. Nhiều ngành công nghiệp đã định hình cái gọi là “công nghiệp lai” (sản phẩm điện thoại camera là một ví dụ); và nhiều kỹ thuật mới (Internet, phần mềm quản trị, thiết bị hỗ trợ cá nhân…) tiếp tục tạo ra nhiều hình thái kinh doanh mới.

Tổng quát, thị trường đang thay đổi nhanh hơn hoạt động tiếp thị và do đó phương pháp tiếp thị kiểu cũ sẽ có khả năng “bắn trượt” mục tiêu ở thị trường mới. Yếu tố thứ hai là hiện tượng siêu cạnh tranh (hypercompetition), khi có quá nhiều đối thủ đến mức thị trường luôn chứng kiến tình trạng cung nhiều hơn cầu. Kết quả: phá sản, liên doanh và sáp nhập (mà nhiều vụ sáp nhập lại dẫn đến vụ phá sản kế tiếp). Do vậy, nếu CEO được xem là những người có tầm viễn kiến, họ phải cảm nhận thị trường đang dịch chuyển đến đâu và công ty mình dịch chuyển theo như thế nào; tiếp đó, CEO phải tự hỏi rằng cỗ máy tiếp thị công ty mình được trang bị như thế nào để giúp công ty tiến lên phía trước.

Bốn điểm nhấn, theo Kotler, mà các CEO hiện đại nên chú ý là: 1/ Công ty phải thật sự tập trung vào thị trường (market-focused) với chiến lược nhắm thẳng vào mục tiêu người tiêu dùng (customer-centered); 2/ Củng cố tiến trình phác thảo kế hoạch tiếp thị và tính hiệu quả của kế hoạch; 3/ Tính lại ngân sách tiếp thị; 4/ Phát triển bộ máy tiếp thị và nhân sự kinh doanh. Philip Kotler chỉ thêm rằng, trong quyển Corporate Culture and Performance, hai tác giả John P. Kotter và James Heskett từng cho biết, “những công ty nào biết lượng định giá trị nhân viên, khách hàng và cổ đông sẽ luôn thành công hơn so với những công ty chỉ đưa cổ đông lên ưu tiên một. Những công ty đó (thành công) đã tăng trưởng gấp bốn về doanh thu; gấp tám về tạo ra việc làm; gấp 765 về lãi ròng và mang lại lợi cho cổ đông gấp 12 lần”.

Marketing trong bối cảnh mới

Philip Kotler nhận định và phác thảo tương lai marketing như thế nào? Ngoài “4P”, ngày nay, theo Kotler, người ta cần định nghĩa lại vai trò tiếp thị với công thức CCDV (creating, communicating and delivering value to the consumer – sáng tạo, truyền thông, và giao giá trị cho người tiêu dùng – ở đây cần nhấn mạnh đến ý tưởng “giao giá trị” chứ không chỉ trao sản phẩm từ nhà sản xuất đến người mua).

Cuối cùng, tương tự ý kiến Al Ries trong quyển The Fall of Advertising and the Rise of PR (bản tiếng Việt với tựa Quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi, NXB Trẻ và Thời báo Kinh tế Sài Gòn ấn hành năm 2005), Philip Kotler (dẫn lại từ marketingprofs.com) cũng cho rằng quảng cáo bắt đầu nhường chỗ cho PR (quan hệ công chúng).

Ông nói: “Quảng

Mua ở đâu?