Tín Ngưỡng Và Văn Hóa Tín Ngưỡng Ở Việt Nam là công trình nghiên cứu của tập thể tác giả và cộng tác viên trong và ngoài Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian. Nội dung công trình gồm 4 phần:
Phần thứ nhất: Phác họa về tín ngưỡng dân gian các dân tộc Việt Nam. Phần này gồm 7 chương. Chương thứ nhất, trình bày những nét đại lược nhất về tín ngưỡng của các dân tộc. 6 chương sau đi sâu hơn trình bày một số loại hình tín ngưỡng tiêu biểu nhất: Thờ cúng tổ tiên (chương 2), thờ Thành Hoàng (chương 3), Đạo Mẫu và tục thờ Bà Chúa Ngọc (chương 4), thờ Đức Thánh Trần (chương 5), thờ Chử Đạo Tổ (chương 6) và tín ngưỡng nghề nghiệp (chương 7). Mục đích của phần này là cung cấp cho người đọc những kiến thức chung về tín ngưỡng dân gian các dân tộc Việt Nam, trước khi đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa tín ngưỡng và văn hóa trong sinh hoạt văn hóa dân gian.
Phần thứ hai: Văn hóa tín ngưỡng, trình bày một số hình thức văn hóa nghệ thuật dân gian có quan hệ mật thiết với tôn giáo tín ngưỡng, thể hiện qua 4 lĩnh vực chính: Âm nhạc truyền thống (nhạc lễ), Múa nghi lễ (múa thiêng), Tranh thờ, Ngữ văn dân gian, Các sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Phần thứ ba (Thay kết luận) trình bày ba vấn đề mang tính tổng quát rút ra từ việc xem xét mối quan hệ giữa tôn giáo tín ngưỡng với văn hóa nghệ thuật dân gian.
Xin giới thiệu cuốn sách cùng các bạn.