Đây là một cuộc tranh luận rất hấp dẫn giữa Đông và Tây.
Đức Dalai Lama là vị lãnh tụ tôn giáo của người Tây Tạng. Những nỗ lực không ngừng nghỉ của Người nhân danh hoà bình thế giới và nhân quyền đã được toàn thế giới công nhận, gồm cả giải Nobel hoà bình vào năm 1989.
Tiến sĩ Howard C. Cuttler là một chuyên gia tâm lý ở Phonenix, Arizona. Lần đầu tiên ông ta gặp Dalai Lama là vào năm 1982, khi ông ta đang viếng thăm Ấn Độ nhằm nghiên cứu nền y học Tây Tạng.
Dalai Lama nói Tôi tin rằng mục tiêu chính của cuộc đời chúng ta là tìm kiếm niềm hạnh phúc. Điều đó quá rõ ràng. Cho dù chúng ta có tín ngưỡng hay không, cho dù chúng ta có theo một tôn giáo nào đó hay không, tất cả chúng ta đều tìm kiếm những điều tốt hơn trong cuộc đời mình. Vì vậy nên, tôi nghĩ, mục tiêu chính của cuộc đời là tìm kiếm niềm hạnh phúc…
Có thể bạn không tin rằng hạnh phúc là một mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được. Là một nhà tâm lý học, tôi chịu nhiều ảnh hưởng bởi các quan điểm giống như những quan điểm của Freud. Tôi luôn tin chắc rằng hầu hết mọi người trong chúng ta đều có thể hy vọng biến đổi những khổ đau tột cùng thành những nỗi buồn bình thường. Từ quan điểm này, lời phát biểu cho rằng mọi chúng ta đều có thể tìm được niềm hạnh phúc xem ra cũng là một quan điểm hợp lý.
Ở phương Tây, khái niệm về đạt được niềm hạnh phúc thực sự luôn được xem là khái niệm khó nắm bắt, mơ hồ. Dường như hầu hết mọi người trong chúng ta đều có cảm giác như hạnh phúc là một điều gì đó rất kỳ bí. Trong những giây phút hân hoan mà cuộc đời mang đến, hạnh phúc giống như một cái gì đó xuất phát từ những nỗi buồn. Với tâm hồn người phương Tây, hạnh phúc dường như không phải là một điều gì đó có thể đạt đến được hoặc duy trì được chỉ đơn giản bằng cách luyện tập tâm hồn.
Những nguyên tắc rèn luyện tâm hồn liên quan đến rất nhiều thứ, rất nhiều phương pháp. Nhưng nói chung, một người có thể bắt đầu luyện tập tâm hồn bằng cách ý thức được những nhân tố dẫn đến hạnh phúc và những nhân tố dẫn đến khổ đau. Khi đã ý thức được vấn đề này, người đó tiếp tục dần dần tống khứ những nhân tố dẫn đến khổ đau đi và trau dồi thêm những nhân tố dẫn đến hạnh phúc. Cách thức là như vậy…