Xem sách hay

Thuật Gây Ảnh Hưởng

Mua ở đâu?
Hoàng Xuân Việt

Hoàng Xuân Việt

Thuật Gây Ảnh Hưởng

Nói đến tuyên truyền, người ta thường nghĩ ngay đến những vấn đề chính trị, tuy nhiên, tuyên truyền không chỉ dừng ở trong các hoạt động chính trị, không phải “là nói chính trị, là nặng óc thiên vị phe phái, là đứng hẳn trên một lập trường rồi mạt sát đối phương, là mù quáng bốc thơm mình, là bóp méo sự thật để dụ dỗ quần chúng, là nhồi sọ, là… là đủ thứ”. Tuyên truyền trong quyển sách này được hiểu đơn sơ là truyền bá tư tưởng. Nó đồng nghĩa với mấy tiếng truyền thông, truyền tưởng.

Đây là một quyển sách rất hay về tuyên truyền, không mang mục đích chính trị mà có ý nghĩa lớn đối với các hoạt động kinh tế – xã hội, khoa học, giáo dục… dưới góc cạnh tâm lý học và xã hội học vô tư, bình tĩnh để tìm hiểu:

Tuyên truyền là gì?

Tại sao tuyên truyền?

Tuyên truyền cái gì?

Tuyên truyền cho ai?

Tuyên truyền cách nào?

Chúng ta sẽ xét đến các vấn đề kỹ thuật trong tuyên truyền trong câu trả lời cho câu hỏi cuối tuyên truyền bằng cách nào. Nó gồm nhiều phương tiện truyền tưởng như diễn đàn, mít tinh, báo chí, sách vở, truyền hình…

Tôi, đứng trên địa hạt nhân bản và xã hội để cùng thảo luận vấn đề truyền bá tư tưởng vì:

Tâm lý học cũng như kinh nghiệm cho ta biết tư tưởng của ta tự bản chất có xu hướng truyền sang kẻ khác. Không tư tưởng nào mà không đòi đi ra, đòi phổ biến. Đối tượng của trí tuệ là chân lý, một hình thức hoàn bị nhất của tư tưởng. Chân lý phải được truyền thông cho mọi người vì nó là món ăn tinh thần, là nguyên tắc sống của con người.
Xã hội học cũng như kinh nghiệm cho ta thấy con người là con vật xã hội. Các cá nhân lập thành cộng đồng vì bản chất cá nhân đòi buộc phải kết đoàn. Trong các hình thức cộng đồng có cộng đồng gia đình, quốc gia, quốc tế quan trọng nhất. Gạch nối và nguyền thông cảm vừa xã hội vừa tuyên truyền.

Hai nhận xét trên có tính cách tổng quát. Nếu nhìn tuyên truyền qua lăng kính cá nhân của bạn, bạn thấy nó tối cần cho bạn mà có lẽ lắm lúc bạn cũng như tôi, ta không dè. Bạn là một triết gia, một tư tưởng gia, nghĩa là bạn có những tư tưởng đẹp muốn phổ biến bạn làm sao?

Bạn là một nhà cách mạng, một chính trị gia nhà nghề, một lãnh tụ đảng phái, một nguyên thủ quốc gia, chắc chắn là bạn có ý thức hệ, có chủ nghĩa, có đường lối cứu quốc, hưng dân của bạn và bạn phải thông phát chính sách của bạn ra cho nhân dân chứ?

Bạn là một nhà lập giáo, một nhà truyền giáo, bạn có tính quảng bá đạo giáo của mình cho quần chúng không? Bằng cách nào?

Bạn là một thi sĩ, một nhà văn, bạn làm sao thiên hạ thưởng thức ý hay lời đẹp của bạn?

Bạn là một nhân viên cao cấp, trong tôn giáo bạn chỉ huy ngành truyền giào, trong chính trị, quân sự, bạn điều khiển ngành tâm lý chiến, trong văn hóa bản đảm trách phổ biến nền quốc học, bạn tổ chức các cơ quan tuyên truyền của bạn cách nào? Ngày xưa người ta nó: “hữu xạ tự nhiên hương”. Bạn có tin câu ấy không? Câu ấy có đúng mọi phương diện không? Triết gia nào đó nói nếu bạn làm bẫy chuột mà làm thiện nghệ thị dù ở trong rừng sâu thiên hạ cũng tìm đến mua. Lời ấy là minh triết cho mọi người không? Bạn liệu bọn phàm chúng ta không thuộc dòng máu các vĩ nhân, thánh nhân thì liệu có đèn cứ úp mãi trong chậu, ta sẽ soi sáng được ai chăng? Mà ngay các vĩ nhân, thánh nhân cũng còn phải dùng tuyên truyền để nắm quần chúng. Chúa Giêsu đứng đầu sổ thánh nhân mà còn phải để 30 năm chuẩn bị truyền giáo và 3 năm vượt biển, băng rừng, leo núi len lỏi các tầng lớp dân Do Thái để rao giảng chân lý cứu rỗi. Là vĩ nhân thì Gandhi không thuộc hạng thường mà trong cuộc vận động độc lập cho Ấn Độ ông đã tranh đấu bằng tuyên truyền cách nào chắc bạn còn nhớ.

Có người gọi thế kỷ 20 là triều đại của lời nói, của tuyên truyền. Nhận định đó không quá đáng. Ngày nay trên thế giới không lãnh vực nào không phát đạt mà không vận dụng tuyên truyền. Ở các nước độc tài, tuyên truyền còn là khí giới để xây dựng chuyên chế. Điển hình nhất là Đức quốc xã của Hitler, Nga xô viết của Lê nin, Trung Hoa của Mao Trạch Đông.

Còn giới bình dân dễ nhận xét nhất là những quảng cáo thương mại. Nền văn minh vật chất càng tiến mạnh thì quảng cáo càng nổi sóng gió.

Tại có nhiều tà thuyết tràn lan, nhiều mánh lới gian thương lộng hành mà người ta nghi kỵ tuyên truyền, có kẻ mạt sát nó nữa. Thái độ phản đối lại đi quá lố đến thành lạc hậu. Thành nghĩa thì tràn ngập mà chính nghĩa thì lu mờ. Tại sao người ta không quan niệm đúng mức thực chất của tuyên truyền và phân biệt nó ra khỏi ác tâm, khỏi tà thuyết. Ai đó viết báo, viết sách khiêu dâm, hoang đường để kiếm cơm, thì bạn dùng sách báo phổ biến tư tưởng trong sạch, thiết thực. Ai đã dùng máy vi âm rao giảng tà giáo thì bạn dùng máy vi âm quảng bá chân giáo. Tuyên truyền chỉ là khí cụ, phương tiện mà thôi. Thái độ của kẻ cứ lo phản đối, trách móc mà không biết dùng quyền và tiến đúng chỗ để giới thiệu chân lý là thái độ cũng phá hoại như người làm cán bộ cho tà nghĩa. Chúa Cứu thế nói con cái bóng tối khôn ngoan hơn con cái ánh sáng. Tôi cho rằng lời nói đó trách móc bụng gian ác của con cái bóng tối mà cũng cảnh cáo tật lạc hậu của con cái ánh sáng. Vàng giả mà ác nhân biết làm đủ thứ đồ trang sức, quảng cáo rùm beng cho thiên hạ đeo. Còn có vàng thượng thập mà ôm một cục tru trú, quê mùa, hủ lậu. Vậy ai hơn ai?

Một số không nhỏ chúng ta làm con ánh sáng mà lạc hậu tại nhiều lý do. Ở nhà trường, học đông học tây, học kim học cổ để giựt cho một thứ bằng cấp nào đó thường là thứ cấp bằng chủ trí, ra đời công sở không rước thì bơ vơ. Trong công sở nhiều nơi chứa đặc nghẹt hạng người bất kể óc tổ chức, thuật tuyên truyền, nặng tinh thần thư lại, bè phái đùm bọc nhau, tạo tình trạng quốc gia ngưng trê. Có ai viết với chân thành, thiện chí, cảnh cáo thì bị kiểm duyệt cho là phá hoại. Vô tình chính quyền chủ trương hủ bại hóa quốc gia bằng một số người vì nồi cơm manh áo vô tình toa rập, che đậy cho bọn phái hoại thật. Họ vô tình hơn là cố ý vì khi kiểm duyệt họ bỏ sót cái gì đó sẽ khiến cấp trên bị cạo rồi cạo lại họ. Thành ra bất kể công ích, họ cứ kể thân mình mà bảo hoàng hơn vua cho chắc ăn. Khổ nhất là đa số kẻ đề nghị kiểm duyệt bôi xóa lại kém kiến thức, non óc phán đoán. Còn kẻ có quyền thì chỉ biết ký tên. Vì vậy mà không làm sao phân biệt được ai là người xây dựng, ai phá hoại. Người ta cứ coi ai cũng cá mè một lứa. Rút cuộc lại là các tệ đoan xã hội cứ ngày một chồng chất, không ai lên tiếng, cảnh cáo, lớp người non nớt chẳng biết phân biệt vàng thay, lấy dữ làm lành, lấy bậy làm hay. Tổ quốc suy vong bắt nguồn từ đó. Đau đớn nhất là sau cùng không còn ai ý thức trách nhiệm, ai cũng lo thủ thân, thi hành công vụ một cách tắc trách. Muốn chấn chỉnh một tình trạng nguy ngập như vậy trước hết phải có ý thức hệ, lý tưởng. Ý thức này được lập thành chính sách quốc gia. Chính sách quốc gia phải được truyền bá thâm nhiễm từ chính quyền đến nhân dân. Tuyên truyền được yểm trợ bằng đủ phương tiện khoa học trở thành một thứ kỹ thuật chuyên gieo rắc chính nghĩa.

Đối tượng của quyển sách này không phải chỉ là tuyên truyền chính trị mà còn là các loại tuyên truyền khác từ văn hóa, xã hội, kinh tế đến tôn giáo. Chắc có lúc bạn nghĩ ngợi, không biết các giáo tổ như Chúa Giêsu, Thích Ca, Mahomet, Luther dùng phương pháp truyền giáo mà có trùng trùng điệp điệp tín đồ như vậy. Rồi thuyết hiện sinh nữa? Sao mà bây giờ ở đâu cũng nói hiện sinh hết.

Bạn tự hỏi về người như vậy mà cũng có lúc bạn tự hỏi về mình: tôi có nhiều tâm tưởng hay, tôi muốn quảng bá, phải làm sao? Tôi đang điều khiển một số người có trách nhiệm tuyên truyền tôi phải làm sao cho nhiệm vụ tôi đắc lục. Cuốn sách này đem đến cho bạn những nghiên cứu về tâm lý cùng kỹ thuật tuyên truyền để giúp giải đáp các thắc mắc trên.

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?