Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (1902 – 1945):
Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ 20 xuất hiện nhiều vị danh nhân Phật giáo kể cả xuất gia cũng như tại gia. Các vị danh nhân đó, dù tăng hay tục, tuy mỗi người một vẻ, một nhân cách khác nhau nhưng có cùng một mẫu số chung là tận tâm trong sự nghiệp Chấn hưng Phật giáo, xả thân quên mình vì hạnh phúc của đồng bào, dân tộc. Cư sĩ Thiều Chửu là một trong những bậc danh nhân đó.
Tên tuổi của cụ đã trở thành bất hủ với bộ Tự điển Hán – Việt Thiều Chửu. Những người Việt học Hán văn không thể không cúi đầu tri ân công trình văn hoá bất hủ mà Cụ đã để lại cho đời. Ngoài bộ Tự điển Hán – Việt Thiều Chửu, Cụ còn để lại rất nhiều tác phẩm cũng như dịch phẩm cùng nhiều bài tiểu luận nhưng rất tiếc, từ trước đến giờ chúng ta biết rất ít về các tác phẩm, dịch phẩm cũng như những bài tiểu luận của Cụ. Chúng ta biết rất ít về các công trình văn hoá ấy, lại càng không biết về cuộc đời, về hạnh nguyện lợi tha của Cụ vì sau cái chết mà chính Cụ gọi là Thiên cổ kỳ oan (nỗi oan kỳ lạ muôn đời) ấy, không ai nhắc đến tên tuổi của Cụ, các công trình văn hoá của Cụ không được phổ biến. Phải đợi đến năm 2002, khi các cháu trong dòng họ Nguyễn Đông Trác cùng những người học trò năm xưa củ Cụ kết hợp với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tạp chí Xưa và nay, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tạp chí Tia sáng Bộ Khoa học – Công nghệ – Môi trường tổ chức Lễ Tưởng niệm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Cụ tại Văn Miếu Quốc tử giám, chúng ta mới biết được các công trình văn hoá của Cụ, biết rõ cuộc đời đầy thăng trầm, đắng cay của Cụ mà Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động Đặng Vũ Khiêu gọi là “Nửa kiếp trần luân”.
Tất cả những bài tham luận trong tập sách này là những dòng sử liệu sống động viết về Cụ, tạo nên một chân dung thực sự của Cụ. Mục đích của cuốn sách không phải để minh oan hay ca tụng Cụ mà chỉ muốn nói với tất cả độc giả rằng có một nhà trí thức yêu nước thực sự và có một vị đại Bồ Tát bằng xương bằng thịt hiện thực giữa cõi đời này.
Mục lục:
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
Phần thứ nhất: Những bài viết về Thiều Chửu
Em Nguyễn Hữu Kha
Hoài cảm
Thiểu Chửu – một gương sáng kết hợp tinh thần yêu nước với đạo Thiền
Phát biểu tại sinh hoạt lịch sử kỷ niệm 100 năm sinh Thiều Chửu
Lời mở đầu sinh hoạt lịch sử
Đôi suy nghĩ nhỏ về một nhân cách lớn
Thiều Chửu – nhân vật Phật giáo xuất chúng thế kỷ 20
Đôi lời suy ngẫm
Chữ Nhẫn với Thiều Chửu
…….
Phần thứ hai: Một số trước tác của Thiều Chửu
A. Thơ ca
Thơ chữ Hán
Thơ ca tiếng Việt trước tháng 8 năm 1945
Thơ ca từ 1947 – 1954
B. Truyện Ngụ Ngôn
C. Các bài viết khác
Vì sao tôi dịch kinh Kim Cương
Phật học vấn đáp
Tự bạch
Thư tuyệt mệnh gửi Hồ Chủ Tịch
Chú thích phần thứ hai
Mời bạn đón đọc.