Xem sách hay

Thiền

Mua ở đâu?
Thomasp. Rausch
S.J.

Quyển sách này gồm ba phần. Phần I giới thiệu các vấn đề nền tảng. Chương 1: Khảo sát bản chất của thần học vừa xét như một khoa học – với công việc phê bình của nó và với những chuyên ngành của nó – vừa xét như một công việc của Giáo Hội. Chương này cũng đề cập đến những căng thẳng đôi khi bật lên giữa các nhà thần học và các giám mục do bởi bản tính hai mặt này của thần học. Chương 2, Daniel L. Smith-Christopher sẽ trình bày câu chuyện của Israel và các Sách thuộc bộ Thánh Kinh Do Thái. Jeffrey Siker, ở chương 3, sẽ phác họa quá trình phát triển của qui điển Tân Ước, đồng thời sẽ đề cập đến những phương pháp phê bình Thánh Kinh và những khía cạnh đặc biệt của các Sách Tân Ước. Herbert J. Ryan, trong chương 4, sẽ đưa ra một cái nhìn toàn cục về lịch sử Giáo Hội.

Phần II bao gồm một số vấn đề có tính hệ thống. Chương 5, John R. Connolly sẽ khảo sát đức tin Kitô giáo, sẽ đối chiếu giữa một mẫu thức đức tin có tính tri thức và một cách tiếp cận có tính ngã vị; trong khi thảo luận về đức tin vừa xét như hành động vừa xét như nội dung, tác giả sẽ giới thiệu những chủ đề như: mạc khải, Kitô học , Giáo Hội, và các biểu tượng của đức tin. Mary M. Garascia, trong chương 6, sẽ khám phá một số vấn đề thuộc khoa nhân chủng thần học, sẽ khám phá về nhân vị xét như là hình ảnh của Thiên Chúa, xét như là tội nhân và được cứu, xét như là một bản ngã trước mặt Thiên Chúa, và xét như là một hữu thể có tính xã hội. Chương 7, John R. Popiden sẽ tìm hiểu bản chất và các phương pháp của thần học luân lý. Chương 8, Michael Downey sẽ giới thiệu một nhãn quan có tính bí tích nhấn mạnh đến ý nghĩa của các bí tích trong đời sống Kitôhữu.

Phần III khảo sát một số vấn đề hiện nay trong đời sống Giáo Hội. Mary Miligan, trong chương 9, sẽ giới thiệu ý niệm về linh đạo, tìm hiểu nhiều linh đạo khác nhau và những cá nhân điển hình của các linh đạo ấy. Chương 10, Marie Anne Mayeski sẽ thảo luận về ảnh hưởng của Công Đồng Vatican II đối với thần học Công Giáo Rôma và sẽ tập chú đến hai vấn đề của thời hậu Công Đồng, đó là phong trào đại kết và phong trào nữ quyền. Cuối cùng, trong chương 11, xuất phát từ tiếng gọi của Vatican II gọi mời đối thoại và hợp tác với các tín đồ thuộc các tôn giáo khác, Christopher Chapple sẽ trình bày vắn tắt về các tôn giáo lớn không thuộc Tây phương.

Quyển sách này được viết từ nhãn quan Công Giáo Rôma, song phương pháp tiếp cận của nó có tính đại kết – điều này nằm trong chủ ý của các tác giả. Nó cũng phản ảnh tính đa nguyên của thần học hiện đại qua những nhãn giới khác nhau của các tác giả.

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?