Rong ruổi, bởi tác giả tự xem mình là một lữ khách trên trái đất này. Rong ruổi, bởi tác giả quan niệm chữ “nhà” như trong thơ của Bạch Cư Dị: “Vô luận giác hải dữ thiên nhai, đại để tâm an tức thị gia” (tạm dịch: Bất luận là góc biển hay chân trời, cứ được yên lòng thì đó là nhà). Nhưng, ý nghĩa lớn nhất của rong ruổi (lữ) trong tập sách này chính là sự chuyển động liên hồi trong không gian và thời gian của vũ trụ, được đan bện từ hai thế giới: thế giới dưới ánh sáng mặt trời và thế giới dưới ánh sáng mặt trăng.
Cuốn sách “Theo dòng văn minh nhân loại”(*) thâm nhập vào hai thế giới mà tác giả gọi là “cái sự thực cứng” và “cái nguyên lý mềm”. Tức, hai mặt để thúc đẩy văn minh nhân loại là: văn khoa (khoa học xã hội nhân văn) và lý công khoa (khoa học tự nhiên công nghệ). Điểm đặc biệt (hấp dẫn) của cuốn sách là tác giả không “làm” lịch sử văn minh nhân loại mà cùng đi, cùng nhìn, cùng xới lật, cùng thẩm thấu… tiến trình phát triển của văn minh nhân loại.
Mời bạn đón đọc.