Đọc qua sách này, bạn đọc có thẻ tìm hiểu thêm vấn đề qua các “mô hình thất nhân tâm”:
– Có loại thất nhân tâm ở dạng người thất học, từ bé đến lớn hoặc ở thành thị giữa giới lưu manh côn đồ. Cả hai giới có mẫu số chung là chẳng những không từng được học phép lịch sử tối thiểu, mà còn có những tập quán ăn nói cư xử gần như cố ý xúc phạm người khác, hoặc xúc phạm tự nhiên là không thấy hối hận để xin lỗi. Thí dụ khi nói chuyện, người ta nói móc lò, móc họng, nói xiên xỏ, nói đánh đầu, nói cầu cao, giọng kẻ cả. Có người quen nói tục một cách tỉnh bở. Có người khác quen nói nặng, quen dùng những phong cách diển ta làm cho người nghe cảm thấy họ có tính sỗ sàng, tâm hồn thô bạo.
– Một số người bình dân hoặc trí thức lấy làm hả dạ khi nói xong điều gì làm cho đối phương mích lòng, bực tức. Trong đạo xử thế của người văn minh, khi lỡ lời nào hay lốc cử chỉ gì làm kẻ khác chênh lòng và tỏ ra mình thất lễ, thì người ta áy này, hối hận lo xin lỗi đi xin lỗi lại bao lần mà vẫn còn lo sợ mình làm cho kẻ khác buồn.
– Có dạng thất nhân tâm của một số tri thức, rành rẽ phép lịch sự mà tại vì họ có lối sống riêng tư, đối với họ, họ không coi là khiếm nhã, nhưng đối với cộng đồng hoặc nhiều kẻ khác, thì có vẻ kỳ dị, nghĩa là làm cho kẻ xung quanh không hài lòng. Thí dụ họ là một ông có khoa bảng cao,có chức vị quan trọng trong xã hội, ai mà nghĩ rằng họ không rành phép xã giao, thế nhưng khi ngồi, họ rất khoái tra rung đùi. Họ nhai kẹo cao su liên lỉ và nghe chanh chách. Một số người có hơi thở dễ gây khó chịu cho kẻ ngồi bên mà họ không hề hay biết để đừng làm như vậy. Nhiều trí thức cao niên, trong câu chuyện có lẽ quen méo mó “sư phạm”, hay chính kẻ nói chuyện với mình những khi nói sai một danh từ ngoại ngữ, tiếng mẹ hoặc một địa danh, nhân danh. Đức tế nhị khuyên ta trong mấy trường hợp ấy hãy cho qua là thượng sách. Nói chuyện chơi ở xa lông chớ phải ở trong phòng nghiên cứu hay lớp học đầu mà “từng chấm từng phết” quá như vậy.
Mục lục:
Lời nói đầu
Phần I: Những chuyện “Thất nhân tâm”
Chương I. Những cách làm cho người dễ ghét
Chương II. Có nên sửa lỗi của người không? Và sửa như thế nào?
Chương III. Sửa lỗi người mà cãi lộn… rồi sẽ biết
Phần II: Trị “Thất nhân tâm” bằng “Đắc nhân tâm”
Chương I. Nghệ thuật thương lượng
Chương II. Lòng thành đắc nhân tâm
Chương III. Ai không thích được nghe và thông cảm
Chương IV. Sao không đặt mình ở địa vị người?
Chương V. “Mật pháp” Đắc nhân tâm trong giao tiếp – xử thế
Phần III. Tâm lý “Thất nhân tâm” và “Đắc nhân tâm” khi nói chuyện hằng ngày
Chương I. Yết hầu của đối nhân xử thế là: nói chuyện
Chương II. Muốn thuyết phục khi nói chuyện phải “Tri kỷ tri bỉ”
Chương III. Phải biết tính người để biết tính mình
Chương IV. Các mẫu tâm tính thường gặp khó nói chuyện
Cách nói chuyện: Bớt thất nhân tâm
Phần IV: Luật thuyết phục trên diễn đàn
Diễn văn – diễn giả – thính giả
Luật soạn nội dung của diễn văn
Luật trang trí về hình thức của diễn văn
Đạt cho được 4 mục tiêu của diễn văn
Cách luyện lời, luyện giọng và luyện điệu bộ
Sắp lên diễn đàn
Trên diễn đàn
Sau khi xuống diễn đàn
Phần V: Muốn tránh “Thất nhân tâm” và giao tế – xử thế “Đắc nhân tâm” thì phải luyện đức thu tâm
Chương I. Luyện đức thu tâm (18 cái đừng làm)
Chương II. Luyện đức thu tâm tích cực (12 cái phải làm)
Chương III. Tự ám thị
Phụ lục I. Danh ngôn luyện giảm “Thất nhân tâm”
Phụ lục II. 10 gương giao tế – xử thế “Đắc nhân tâm”
Thay lời bạt
Mời bạn đón đọc.