Thất Hiệp Ngũ Nghĩa:
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một bản sắc riêng của mình và thường được thể hiện ở nhiều dạng như hội hè, đình đám, lễ lạt. Có một dạng thể hiện âm thầm, nhưng lại đi sâu vào lòng người và không bao giờ bị chìm vào quên lãng. Đó là văn học tiểu thuyết.
Văn học tiểu thuyết thường được gắn với văn chương truyền khẩu, thường có liên quan đến các vấn đề lịch sử và sau đó được góp nhặt, ghi chép lại thành những áng văn chương để truyền lại cho hậu thế dưới dạng truyền kỳ hay đoản truyện.
Trung Quốc là một đất nước với các triều đại phong kiến kéo dài từ đời Ân, Thương cho đến Thanh cung mười ba triều, với một truyền thống văn hóa hàng mấy ngàn năm. Thế nhưng, dù trong triều đại thái bình cũng có những viên quan lại dựa vào thế lực, thân quyền, nhũng nhiễu, o ép, đôi khi sát hại dân lành để mưu cầu cá nhân hoặc quyền lực của mình…. Tuy nhiên, theo Triết học Đông phương, cái nào cũng có luật bù trừ, trong Ác có Thiện, trong bất công có công bằng và tất cả cũng không nằm ngoài quy luật tự nhiên này.
“Thất hiệp ngũ nghĩa” là một truyện cổ khuyết danh Trung Quốc, lấy bối cảnh triều vua Tống Nhân Tông, (thế kỷ 11) với một nhân vật huyền thoại với tài xử án thông minh, vô tư, dù đó là dân thường hay hoàng thân quốc thích, khi ra chốn công đường cũng đều như nhau. Đó chính là Bao Công.
Bao Công không phải là một nhân vật hoàn toàn hư cấu, mà xuất phát từ một nhân vật lịch sử hoàn toàn có thật, đó là một vị quan Long đồ các đại học sĩ, lệnh doãn phủ Khai Phong, tên là Bao Chửng. Ngài Bao Công cùng sáu người trong phủ Khai Phong, còn có năm vị nghĩa sĩ mà dân chúng trong thời đại ấy gọi là Năm con chuột (Ngũ thử) vừa hợp tác, vừa kình chống, vừa đấu trí nhau không phải vì tranh đua danh lợi mà vì “anh hùng trọng anh hùng” cùng nhau phá án.
Thời niên thiếu và cuộc đời của Bao Công như thế nào, lai lịch của những ai trong phủ Khai Phong ra sao để trở thành Thất hiệp? Ngũ Nghĩa là ai và tại sao lại gọi là Ngũ Thử? Tất cả đều được khắc hoạ trong “Thất Hiệp Ngũ Nghĩa”
Mục lục:
Lời giới thiệu
Hồi thứ nhất: Mộng sao Khuê, trung lương xuống thế
Nổi trận sấm, hồ ly lánh tai
Hồi thứ nhì: Chùa Kim Long, anh hùng cứu nạn
Làng Ẩn Dật, hồ ly trả ơn
Hồi thứ ba: Trừ yêu mị, BaoVăn Chính kết duyên
Chịu hoàng ân, Định Viễn huyệt phó nhậm
Hồi thứ tư: Trong chùa lượm dấu, khép tội Bì Hùng
Dưới bệ tấn già, tan thân Triệu Đại
Hồi thứ năm: Bị cách chức, gặp cao tăng nghĩa sĩ
Nhờ Long đồ, rõ oán quỉ, oan hồn
Hồi thứ sáu: Được Cổ Kim bồn, kết duyên gái đẹp
Dùng Công Tôn Sách, để dọ người gian
Hồi thứ bảy: Thất tiên miếu cứu xong tớ nghĩa
Thất Lý thôn dò được án nghi
Hồi thứ tám: Đoán oan án, được lên Học sĩ
Tâu chẩn bần, ra xét Trần Châu
Hồi thứ chín: Mua đầu heo, nho sinh đeo lấy hoạ
Giả dạng khó, dũng sĩ gặp người gian
Hồi thứ mười: Chiếu lời đứa trộm, Bao Công đoán án như thần
Cảnh thảm bà già, hiệp sĩ cho tiền chẳng tiếc
…….
Mời bạn đón đọc.