Đây là cuốn tiểu thuyết viết về cuộc đời của Eva Perón, người vợ thứ hai của Tổng thống Argentina Juan Peron, hay nói đúng hơn là cuộc đời sau cái chết của nàng. Và ở đây, ranh giới giữa thật và ảo luôn được phân định rõ ràng. Và điều duy nhất mà bạn có thể chắc chắn ở đây là cuộc sống thực tế luôn luôn lạ lẫm hơn tưởng tượng.
Tomas Eloy Martínez đã quyết định viết cuốn tiểu thuyết có một không hai dựa trên những giai thoại về người phụ nữ kỳ lạ và bí ẩn này, đưa thi hài vào trung tâm của cốt truyện. Câu chuyện bắt đầu sau tất cả những thăng trầm vinh hiển mà số phận nàng Evita đã trải qua, từ một cô gái nghèo đến phu nhân Tổng thống, Bộ trưởng Bộ Lao động, từ tình yêu kỳ diệu đến những tham vọng chính trị tột bậc. Trung tâm của câu chuyện bắt đầu từ khi Eva bị ốm, từ giã cõi đời và quá trình bắt đầu ướp xác cho đến những cuộc phiêu lưu kì lạ của linh hồn, chiếc chìa khoá mở ra không chỉ cuộc đời của Eva Peron mà còn của cả một đất nước. Những dốt nát, những khát vọng, và những nỗi sợ hãi nhu nhược dần dần được hé lộ.
“… Chiếc hòm thật nhẹ hoặc nhẹ hơn thứ ván gỗ thông làm thành nó: Nó được để đứng trong thang máy và cứ thế được đưa lên tầng bốn, rồi đưa vào phòng của Đại tá. Hòm được đặt dưới chiếc máy liên hợp “Grũndig”. Đại tá xem xét chiếc hòm khá lâu trong lúc uống mấy ngụm hết cốc rượu trắng.
Ông ta rất khát khao muốn ngắm cô ta, đụng chạm vào cô ta. Ông ta bèn khoá trái cửa phòng lại rồi đẩy chiếc quan tài ra giữa phòng. Mở ván thiên và đã nhìn thấy cô ta: hơi tả tơi và rũ rượi trong lúc đưa lên bằng thang máy, nhưng còn khủng khiếp hơn bốn tháng trước khi ông để cô ta ở buồng áp mái nhà Psikh. Vẫn chết cứng như trước, Nữ nhân tinh quái nhếch mép cười méo mó như muốn nói điều gì đó vừa hiền dịu lại đồng thời khủng khiếp.
– Mày là quỷ dữ, – Đại tá nói. – Tại sao mày cứ chạy trốn lâu thế?
Đại tá đang đau khổ – Ông ta nghẹn ngào, thật sự muốn khóc nấc lên, và không biết thế nào ngăn nước mắt trào ra.
– Mày sẽ ở lại đây chứ, Evita? – Ông ta hỏi. – Mày sẽ nghe lời tao chứ?
Từ nơi sâu thẳm của Nữ nhân nhấp nháy một tia sáng xanh, hay là Đại tá có cảm giác rằng đã nhấp nháy.
– Tại sao mày lại không yêu quý tao? – Ông ta nói. – Tao đã làm gì cho mày? Tao chỉ bận lo lắng cho mày?
Nữ nhân không hề đá lại. Nét mặt cô tươi sáng, chiến thắng. Nước mắt Đại tá trào ra, và đồng thời cũng trào dâng một cơn căm giận.
– Tao sẽ thuần hoá được mày, Con Bò Cái, – Ông ta nói. – Dù cho bằng vũ lực, nhưng sẽ thuần hoá được.
Ông ta ra hành lang.
– Galarza, Fesquet! – Và gọi to.
Hai sĩ quan chạy tới linh cảm có tai hoạ. Galarza dừng gấp lại bên cửa cản đường vào của Fesquet.
– Hãy nhìn mụ ta đi, – Đại tá nói. – Một con Quỷ Bò Cái. Không có cách nào thuần hoá được mụ ta.
Đại tá lờ đờ nhìn hai thủ hạ. Sau đó hất cái cằm vuông chữ “điền” lên ra lệnh:
– Hãy đái vào mụ.
Vì các sĩ quan không cử động, ông ta nhắc lại mệnh lệnh:
– Nào, còn chờ gì nữa. Lần lượt. Hãy đái vào mụ…” (Trích đoạn Thánh Nữ Evita).
– “Đây là một câu chuyện đặc sắc về lòng đam mê và cuồng nhiệt của một nhà văn lớn. Tomás Eloy Martínez đã kể về số phận của Eva Perón – một nhân vật nữ thu hút được nhiều độc giả nhất và là một trong những nhà lãnh đạo chính trị tài ba với phong cách, sự hiểu biết tuyệt vời và hấp dẫn. Tác giả bị ám ảnh bởi Eva là nhà hoạt động chính trị và quân đội, nhưng điều đó không thể loại bỏ được hồn ma của nàng. Chuyến phiêu lưu của Eva sau khi chết cũng khó tin như cuộc sống thực vậy. Hãy tìm đọc truyện, đó là một điều cần thiết” – Isabel Allende.
– “Một tiểu thuyết Gotich gây chấn động. Một trang sử đáng kinh ngạc gây xúc động của dân tộc từ chốn đi đày” – Carlos Phuentes
– “Thánh nữ Evita phải bị cấm hoặc đọc hết ngay lập tức” – Maria Vargar Liosa.
– “Một hiện tượng văn học quan trọng ở Mỹ La tinh sau Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez” – The New York Times.
Mời bạn đón đọc.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn