Vì sao Khang Hi có thể làm hoàng đế?
Việc Hoàng đế Khang Hi mới 8 tuổi đã kế thừa ngôi báu, còn người anh là Nhị Hoàng tử Phúc Toàn lại không có cơ duyên ấy, có thể nói là do sự tác động vô cùng quan trọng của một người ngoại quốc.
Thuận Trị năm thứ 18 (1661), Hoàng đế Thuận Trị mới 24 tuổi đã mắc phải chứng đậu mùa không gượng dậy nổi, mọi việc hậu sự không được trì hoãn, quan trọng nhất là phải tìm một người kế thừa xứng đáng. Lúc này, Thuận Trị muốn lập người con thứ hai là Phúc Toàn, nhưng mẹ ông là Hiếu Trang Hoàng Thái Hậu lại nghe theo ý kiến của giáo sĩ người Đức Thang Nhược Vọng, giám chính Khâm Thiên Giám. Thang Nhược Vọng cho rằng, nên lập Hoàng tử thứ ba là Huyền Diệp (tức Khang Hi sau này), bởi Huyền Diệp dù nhỏ tuổi hơn Phúc Toàn, nhưng đã từng bị bệnh đậu mùa nên có khả năng miễn dịch, còn Phúc Toàn chưa biết chừng có thể lâm vào tình cảnh bệnh tật giống cha. Các đại thần trong triều đều hết sức tán thành với cách nghĩ vì đại cuộc như thế.
Thời kỳ đó, đậu mùa là căn bệnh vô cùng đáng sợ, ai mắc bệnh đều phải cách ly hoàn toàn, Hoàng tử công chúa cũng không ngoại lệ. Có rất nhiều công chuá Hoàng tử vì mắc bệnh không được chữa trị kịp thời mà chết. Khi Thang Nhược Vọng vì việc lập thái tử và vì tổ tông xã tắc mà đề cập đến vấn đề này, Hiếu Trang Hoàng Thái hậu đã phải suy xét rất kỹ càng kiến nghị của ông. Hoàng đế Thuận Trị từng nói: “Khi ta còn nhỏ dại thì Hoàng Hiếu Thái Tông Hoàng đế đã qua đời, mọi việc nuôi nấng dạy dỗ đều phải dựa vào Thánh Mẫu Hoàng Thái hậu”. Chính vì thế, việc gì Thái hậu đã quyết, Thuận Trị không thể không nghe. Sau khi Thuận Trị băng hà, Huyền Diệp mới 8 tuổi đã được sự đỡ đầu của bà là Hiếu Trang Thái Hoàng Thái hậu, lên ngôi kế vị ngôi Hoàng đế.
Mục lục:
Chuyện các đế vương
Tại sao Nỗ Nhĩ Cáp xích ra lệnh tuẫn táng đại phi?
Tại sao Hoàng Thái Cực thay đổi tộc danh và quốc hiệu?
Thuận Trị có thật đã xuất gia làm hoà thượng?
Vì sao Khang Hi có thể làm hoàng đế?
Bí quyết trường thọ của Khang Hi là gì?
Vì sao Khang Hi được tôn xưng thánh đế?
…
Chuyện các hậu phi
Những cô gái nhất của các hậu phi
Cô và cháu cùng làm thê thiếp cho hoàng đế
Có bao nhiêu phi tần được phong hiệu giống nhau?
Ai là vị Thái hậu có ảnh hưởng nhất đối với nhà Thanh?
Những cuộc đời kỳ lạ chốn hậu cung
…..
Chuyện trong cung cấm
Có bao nhiêu cặp đế hậu kết hông cận huyết thống?
Hoàng đế có bao nhiêu “bà vợ”?
Hoàng đế làm thế nào để “gần gũi” với hậu phi?
Hoàng đế “xoay sở” thế nào với các bà vọ?
…
Chuyện các vương công
Vì sao Hoàng thái cực lại coi trọng hồng thừa trù?
Thế nào là “Thiết mão tử vương”?
Mười hai gia tộc nào thuộc nhóm “Thiết mão tử vương”?
Nhà Thanh vì sao không lập tể tướng?
….
Chuyện về Thái giám
Đâu là “chiếc nôi” sinh ra thái giám?
Thái giám đã bị hoạn như thế nào?
Phần bị cắt đi của Thái giám còn có tác dụng gì?
Những đặc trưng chủ yếu của Thái giám là gì?
….
Phong tục trong cung
Các qui định, lễ nghi
Kiến trúc cổ thanh cung
Phụ lục 1: Sơ lược về 12 vị hoàng đế nhà Thanh
Phụ lục 2: Lược sử lưỡng cung thái hậu
Mời bạn đón đọc.