Tây Du Ký – Trọn Bộ 5 Tập :
Tây du ký bắt nguồn từ một câu chuyện có thật: nhà sư trẻ Đường Thái Tông tên là Trần Huyền Trang, năm 21 tuổi đã một mình sang Ấn Độ tìm thầy học đạo. Ông ra đi năm 629 đến năm 645 mới về Trung Quốc, tổng cộng 17 năm, trong đó có 6 năm tu học ở chùa Na Lan Đà, một trung tâm Phật học hồi bấy giờ.
Khi về nước, ông phải dùng tới 24 ngựa tải 657 bộ kinh phật.
Câu chuyện có thật đó vốn đã mang màu sắc huyền thoại, được truyền tụng rộng rãi trong dân gian và được thần thoại hoá.
Ngô Thừa Ân là người tập hợp và gia công cuối cùng nhưng ông vẫn xứng đáng là tác giả vĩ đại của bộ “Tây du ký”. Với ngòi bút sáng tạo của ông, tác phẩm không những có dung lượng đồ sộ mà tính tư tưởng cũng được nâng cao, hình tượng nhân vật trở nên sinh động, có tính cách rõ nét, văn phong uyển chuyển, khúc chiết và nhất quán.
Tây du ký kể chuyện Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh phò Đường Tăng sang Tây. Đường đi gặp bao trắc trở, gian nan, tổng cộng tới 81 nạn, cuối cùng đều đã vượt qua, đến được xứ sở Phật tổ, mang kinh Phật truyền bá về phương Đông.
Tây du ký đả kích, châm bếim thậm chí lật đổ toàn bộ những thần tượng từ Ngọc Hoàng, Diêm Vương, Long Vương đến Nho giáo, Lão giáo, Đạo giáo. Để tránh được xung đột chính diện với giai cấp thống trị đương thời, dường như câu chuyện phủ định tất cả các thế lực tối cao ở trên trời, dưới nước, và cả âm ti, chỉ trừ cung điện của hoàng đế trần gian là không đụng đến! Nhưng lẽ nào kẻ bất mãn với Thiên đình, Long cung, Địa phủ lại vừa lòng với triều đình trần gian? Đó chính là cái cách tác giả dành một chỗ trống, đặt vào đấy một dấu hỏi để người đọc suy ngẫm và trả lời.
Tác giả cũng không dừng lại ở chỗ châm biếm, quanh co mà đả kích thẳng vào đời sống hiện thực. Trên đường thỉnh kinh, tác giả đã dựng lên 9 nước trần gian, trong đó nhiều nước vua vô đạo, các quan văn võ thì bất tài, yêu quái thì lộng hành, dân chúng thì cơ cực.
Tây du ký còn phản ánh lý tưởng tự do bình đẳng cũng như tinh thần chiến thắng địch hoạ, thiên tai để thực hiện bằng được lý tưởng của nhà dân, cũng như phản ánh những ước mơ của con người.
Là một bộ trường thiên tiểu thuyết chương hồi, Tây du ký mang đặc điểm kết cấu của loại truyền này: loại kết cấu móc xích, mỗi khâu có một ý nghĩa đặc biệt, được nối với nhau trong một dây chuyền thống nhất.
Ngôn ngữ trong Tây du ký lưu loát, mang màu sắc khẩu ngữ linh hoạt, sáng sủa, đặc biệt là ngôn ngữ của Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới.
Mời bạn đón đọc.