Trong các lịch sử tôn giáo đều đề cao các kinh điển, duy chỉ có Thiền Tông Trung Quốc là không. Nhưng nếu tổng hợp kinh điển lại thì trên thực tế cho thấy rằng văn tự lưu lại của Thiền Tông không ít mà lại là nhiều nhất. Nếu như thông qua có chính tạng kinh điển làm ví dụ thì số trang dành cho thiền tông ước chừng 1600 trang, còn nghĩa lý của Tông Thiên Thai đứng thứ hai có khoảng 980 trang. Trong các bộ sư thiền tông nổi tiếng có bộ “Cảnh đức truyền đăng lực”. “Tục truyền đăng lục” thì các sử về thiền tông lại càng nhiều. Trong bộ sách Thập ngoặc tục tạng được Trung Quốc biên soạn thì sách nói về Thiền tông có 17 cuốn ước khoảng 8280 trang, còn Tịnh thổ tông đứng thứ hai ước khoảng 1690 trang, sau đó mới đến tông Thiên Thai 1600 trang.
Sư tổ Bồ Đề Đạt Ma của Thiền tông Trung Quốc tự xưng là: “Pháp của ta lấy tâm truyền tâm không lập văn tự”. Chúng ta cũng có thể tưởng tượng nếu như Bồ Đề Đạt Ma nay còn sống mà nhìn lại đống Hán văn đại tạng của đất Đông thổ với quan điểm “Không lập văn tự” của ông lại còn phình to hơn tất cả các tông phái thì liệu ông sẽ nghĩ ra sao về khởi nguồn tông chỉ của mình.
Trong cửa ngộ của thiền tông, những người học nếu như chấp trước dựa vào “lấy kinh giải nghĩa” thì đó chính là “Nỗi oan khuất của Phật trong tam thế”. Những người học thiền ngày nay khi đối mặt với đống kinh sách càng ngày càng nhiều của Thiền Tông liệu họ còn có thể thực sự là “Lấy tâm truyền tâm được không?”. Hay tất cả các tôn giáo khi đã xuất hiện bằng hình tướng thì rốt cuộc cũng bị hình tướng chi phối mà mất đi cái tư tưởng khởi nguồn đầu tiên của mình.
Chính vì lượng sách vở của Thiền Tông ngày càng nhiều và với lượng người bám vào sách vở ngày càng lớn thì người ta lại càng viết sách đề cao tư tưởng “Biệt truyền ngoài giáo không lập văn tự” và để rồi sách vở lại càng nhiều thêm, đời này tiếp nối đời khác triết tự bám từ, bới lông tìm vết ra những câu nói hay, tư tưởng vĩ đại để lấy nó làm tông chỉ, nhưng thử hỏi mấy ai có thể đạt được cảnh giới như trong sách miêu tả?
“Tâm pháp thiền sư” do Thích Tục Khang biên soạn là cuốn sách giới thiệu và trích dịch các tác phẩm và tư tưởng tinh tuý của các vị thiền sư để giúp các bạn phần nào hiểu thêm về tư tưởng “Không lập văn tự” của Thiền tông. Nó giúp có thể giúp các bạn hệ thống hoá được lịch sử và tư tưởng của dòng Thiền nhanh hơn, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu của người xưa cho mình, phần nào tránh được cái nạn sách vở của mọi người vẫn thường hay mắc phải.
Mục lục:
Lời giới thiệu
Nhị thập tứ hành
Tức tâm kinh
Tâm vuơng minh
Tín tâm minh
Phương tiện vào đạo
Tâm minh
Luận về yếu chỉ tu tâm
Pháp bảo đàn kinh
Vĩnh gia chứng đạo ca
Hiển tông ký
Lãng gia sư tông ký
Hành tư tông chỉ
Tham đồng khế – Thảo am ca
Hoài nhượng tông chỉ
Huệ trung tông chỉ
Tâm bình thường là đạo
Duy nhiễm tông chỉ
Hoài Hải tông chỉ
……
Mời bạn đón đọc.