Tâm bệnh – Câu Chuyện Có Thật Về Một Cô Bé Bị Đánh Cắp Tuổi Thơ:
Nạn bạo hành đối với trẻ em có lẽ là hình thức ngược đãi nguy hiểm và phức tạp nhất mà ngày nay con người gặp phải. Điều này đã được người nhà của một người sống phụ thuộc chứng thực là một sự biến dạng của sự đau đớn về thể xác hoặc tinh thần. Trong nhiều trường hợp, thủ phạm là một bà mẹ còn nạn nhân lại là một đứa trẻ…
“Tâm bệnh” không phải là những ký ức được khôi phục lại thông qua thôi miên và các câu hỏi chỉ dẫn của các nhà trị liệu – nhưng đó là những sự kiện đáng nhớ – hạnh phúc và cả tai hoạ của Julie. Những sự kiện này được Julie biên soạn và kể lại dựa trên các hồ sơ y học của mình. Từ đó, chúng ta có thể biết được làm thế nào mà những lời dối trá của một bà mẹ lại âm thầm trở thành một chứng cớ y học…
“Câu chuyện về việc làm lén lút lạm dụng trẻ em này được kể với sự hóm hỉnh, với lòng trắc ẩn và lòng dũng cảm. Đây là một câu chuyện về cô gái đẹp thoát khỏi một kẻ thù tính đã đàn áp suốt tuổi thơ của cô.” (Augusten Burroughs, Tác giả của Running with Scissors and Dry)
“Giống như bức ảnh nào đó của Diane Arbus đã đến được với cuộc sống, tiểu thuyết “Tâm bệnh” của Julie Gregory cho chúng ta biết chân dung rất hoàn hảo của những người Mỹ bị quấy rối trong niềm chiến thắng lặng lẽ mà đau đớn. Một cuốn sách diệu kỳ do một phụ nữ viết mà chính việc sống sót của cô trong cuộc đấu tranh là một điều kỳ diệu.”(Jerry Stahl, Tác giả của Permanent Midnight)
“Việc làm mà tôi ghét nhất là cạo lông. Tôi muốn nói là, nếu bạn là một cô gái 12 tuổi, thì bạn có thể đếm được bao nhiêu cái lông tơ trên ngực của bạn? Tuy nhiên chúng có khá nhiều ở tôi và tạo thành một Bic mới giữa bộ ngực phẳng lì của tôi. Nó cần phải nhẵn nhụi và không có cái lông tơ nào để cho những miếng dính màu trắng nhỏ có thể dính được vào những điểm tập trung xung quanh tim tôi và điều chỉnh nhịp đập của tim. Trong khi họ đang chuẩn bị thì tôi suy nghĩ mông lung, tôi đang tưởng tượng về căn phòng nơi tôi đã sống, trải qua những thăng trầm, những đổi thay và thoát khỏi những xáo trộn từ cái xe ngựa kéo của chúng tôi, cách xa bệnh viện – chỉ có sự trong lành và bầu không khí hoà bình.
Mùi thơm của kem bôi ngoài da đưa tôi trở lại với hiện tại. Đó là loại mà bố tôi vẫn thường dùng. Hằng ngày trước bình minh bố tôi thường cạo râu với nỗ lực loại bỏ “chất độc màu da cam” ra khỏi phổi của mình. Có những lúc âm thanh oẹ oẹ phát ra từ miệng của cha tôi vẫn xuất hiện trong giấc mơ của tôi. Cái ranh giới giữa ngủ và thức là không rõ ràng. Ông ấy luôn cạo râu sau khi đã ói ra.
Theo một cách hiểu ngầm nào đó, y tá ở phòng kiểm tra lấy kem từ can và xoa vào tay sau đó xoa đều nó lên ngực của tôi. Làn da của tôi chẳng bao giờ phù hợp với loại này.
Thậm chí ngay cả khi “chất độc da cam đã giảm bớt” thì ông ấy (bố tôi) vẫn cố tỏ ra khệnh khạng ở lối ra vào và nói “tôi đang bán Buicks, Sissy. Hãy nhận nó được chứ? Bán Buicks? Buuicck Buuuuiiick.” Sau đó ông ấy lảm nhảm và đưa bàn trải quanh miệng.
Cô y tá lấy một lưỡi dao có tay cầm màu xanh và đưa nó gọn gàng qua phần xương ức của tôi.
Bạn thường làm gì vào lúc 7 giờ sáng hay phát buồn cười với một ông bố béo phì và thô kệch, người luôn giả bộ đứng trước cửa nhà tắm giống như một cái cột đèn và tựa ào nó như một kẻ say, phải chăng đó là Buicks hiếu chiến trong tiếng ho của ông ấy?
Sau đó mọi việc đều được thu xếp ổn thoả. Những miếng đệm dán màu trắng được trải ra cùng với một chiếc nam châm và được đặt ở sáu nơi khác nhau. Dây dợ lằng nhằng từ dưới xương ức lên. Thoát ra khỏi cảnh phải thở hổn hển, tôi cảm giác như mình có gắn dây cáp ti vi ở quanh mình vậy. Các cực điện bằng cao su được nối với một cuộn băng vừa khít với một cái áo. Trông nó giống như một cái ví. Tôi choàng dây da quanh vai và trong khi giây thứ bảy trôi qua, nhịp tim cũng thổn thức theo nó…..”
Mời bạn đón đọc.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn