Tài Và Đức:
“Nhân tài thiếu hụt nhất trong bất kỳ tổ chức nào chính là người có đức và có tài, mà trước hết là đức”. Đó là một vấn đề mấu chốt luôn luôn tồn tại phổ biến trong các cơ quan xí nghiệp hiện nay về nguồn nhân lực, nó có quan hệ trực tiếp tới nguy cơ và ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng duy trì đội ngũ nhân tài để giữ vững và phát triển lao động sản xuất. Ngoài mặt hình như chúng ta đang thiếu hụt về phương pháp quản lý tiên tiến và kỹ thuật công nghệ cao, song trên thực tế, chúng ta quả thực đang thiếu hụt một đội ngũ nhân tài có phẩm chất đạo đức ưu tú và tài năng xuất sắc.
Việc theo đuổi đức tài luôn là vấn đề được quan tâm coi trọng từ xưa tới nay, không chỉ ở các nước phương Đông mà cả phương Tây nữa. Con người vừa có đức vừa có tài là mục tiêu của cuộc đời, đã là việc tu luyện nội công, lại vừa là mấu chốt của sự thành công, vì sự thành đạt nhỏ thì thì dựa vào trí, vì sự thành công lớn thì dựa vào đức. Nội hàm của đức bao gồm phẩm chất cá nhân, đạo đức luân lý, phẩm chất nghề nghiệp, còn tài là chỉ về tài trí, tài cán, tài hoa….
Đánh giá một con người không ngoài hai phương diện là tài và đức. Muốn phát hiện nhân tài chủ yếu là căn cứ vào sự biểu hiện tài và đức. Muốn nhìn nhận một người cần phải có thời gian để khảo nghiệm. Có những người có thể nói đến việc nhưng khi làm thực tế lại tỏ ra bất lực, có những người bình thường âm thầm lặng lẽ những trong thực tế thì tài năng mới bộc lộ.
Cho nên, cho dù bạn có đóng bất kỳ vai trò gì, đảm nhiệm bất kỳ chức vụ gì trong cơ quan xí nghiệp, đức tài mãi mãi vẫn là phương hướng để bạn cố gắn phấn đấu suốt đời. Cuốn sách này chẳng những đã chỉ ra tính quan trọng của đức tài mà còn khêu gợi với bạn đọc các biện pháp phấn đấu nâng cao những tố chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp để trở thành những con người toàn diện có cả đức lẫn tài.
Mục lục:
Chương 1: Đức và tài – tiêu chuẩn thức nhất dùng người
Chương 2: Công nhân viên chức ưu tú có tài, công nhân viên chức lỗi lạc có tài và đức
Chương
Chương 3: Phẩm chất đạo đức thứ nhất, thái độ thứ hai, năng lực thức ba
Chương 4: Chức vị là thành tựu tinh thần của chức nghiệp, cuộc sống là thành tựu của đạo đức chức nghiệp
Chương 5: Năng lực sáng tạo công trạng, nhân phẩm vượt qua công trạng
Chương 6: Mưu sự tại tài, thành sự tại đức
Chương 7: Hãy nâng cao sự tu dưỡng phẩm chất đạo đức, làm cho có đức
Chương 8: Coi trọng bồi dưỡng năng lực, nâng cao tố chất nghiệp vụ
Chương 9: Thay đổi thói xấu làm việc, nâng cao tố chất nghiệp vụ
Chương 10: Hãy làm một nhân tài vừa có đức vừa có tài
Mời bạn đón đọc.