Với các học thuyết quản lý phong phú trong lý thuyết tổ chức hiện nay, chúng ta có thể nhầm lẫn rằng lý thuyết đi trước thực tiễn. Rất nhiều ý niệm đến từ những lĩnh vực mang tính triết học hoặc trừu tượng chứ không phải từ thực tiễn của tổ chức. Một học thuyết như vậy có thể có vai trò như một mô hình lý tưởng mà tổ chức cần đạt đến. Làm thế nào để chúng ta vận dụng tốt học thuyết còn quan trọng hơn việc điều hành tốt công ty.
Sách này mang tính chất lý thuyết rất nhiều nhưng đó là lý thuyết được phát triển từ thực tiễn làm việc, thực tiễn đã đi trước lý thuyết, còn lý thuyết thì được thử nghiệm nhiều lần. Học thuyết này đã thay đổi rất nhiều so với phiên bản đầu tiên của nó. Và tất cả những thay đổi đều bắt nguồn từ công việc thực tế trong các công ty, để phát triển hoặc thực hiện chiến lược lâu dài, hiểu được sự phức tạp của tổ chức, và những nguyên tắc thiết kế cấu trúc cần thiết nhằm đạt sự thay đổi thực sự và bền vững.
Nội dung trong tái thiết kế doanh nghiệp là một trong những hiểu biết thực tế và sâu sắc về những công ty phức tạp. Nó có thể ứng dụng tốt trong thực tiễn vì nó giải quyết những nguyên nhân về cấu trúc thay vì dựa theo hiện tượng về hành vi, và chính vì thế mà tái thiết kế trở thành nhân tố chính trong những nỗ lực thay đổi công ty. Nó đã được kiểm tra, và nó đã qua được cuộc kiểm tra đó dễ dàng. Đây là quan điểm đáng tin cậy, thực tế, nhưng lại rất khác với nhiều quan điểm phổ biến khác về các công ty. Trong thời kỳ giảm biên chế, sự bất ổn của công ty, sự phân nhỏ các ông ty và những khó khăn khác mà các công ty phải trải qua, nhưng hy vọng vẫn còn đó. Nhưng hy vọng này nằm ở cách tư duy và cách hiểu theo lối mới, không giống với những cách tư duy và cách hiểu dẫn đến tình trạng hiện tại. Chúng ta hãy tìm hiểu kỹ các nguyên nhân của hành vi tổ chức, thiết kế chính sách, phân phối quyền quyết định và chiến lược lâu dài, được trang bị bằng hiểu biết mới và những cách thức mới để ứng phó và quản trị thay đổi. Đây là mục đích của cuốn sách này.
Mục lục:
Lời nói đầu
Chương 1: Cấu trúc
Chương 2: Hệ thống căng thẳng – giải pháp
Chương 3: Các mâu thuẫn cơ cấu
Chương 4: Tái thiết kế cấu trúc
Chương 5: Động cơ thúc đẩy
Chương 6: Tổ chức học tập
Chương 7: Tư duy
Phần kết: Thay đổi.
Mời bạn đón đọc.