Tài ăn nói là một nghệ thuật để đạt được thắng lợi trong xã hội thương nghiệp. Mọi người đều muốn trổ hết tài năng của mình khi nói chuyện, cho nên tài ăn nói là một công cụ không thể thiếu được. Sống ở đời ta không thể tránh khỏi việc giao lưu với mọi người, cho nên nói năng cũng là một kiến thức giao tế. Chúng ta luôn muốn chứng tỏ trình độ của mình khi nói chuyện hay khi thuyết trình, nói ra những lời hay ý đẹp, nói thật chân thành, nói thất khéo, nói sao cho mọi người cười, nói sao cho mọi người hiểu thấu đáo và vừa có thể duy trì nguyên tắc của mình vừa có thể khiến cho người nghe phải tâm phục.
Người xưa nói: Tình yêu cần sự tin tưởng nhau nhưng lời nói cần sự khôn khéo. Cho dù điều mà bạn nói là chân lý, cũng cần biết cách diễn đạt thật kín đáo và có hiệu quả để có thể đem ý tưởng của bạn chuyển đạt đến người khác. Nếu không, bạn sẽ bị người ta cho là “kẻ khùng” thích ba hoa.
Nhà tâm lý học người Mỹ, W. Kant cho rằng: Thường thì người ta chỉ được khai thác 1/10 tiềm năng của mình thôi. Thông qua việc khai thác khả năng diễn đạt ngôn ngữ, chúng ta có thể dễ dàng đi đến thành công hơn. Carnegie có thể có được danh tiếng trên thế giới, đó là bởi vì ông không chỉ đưa ra phương pháp trau dồi cách nói chuyện, mà ông còn kiếm được “Cây đèn thần Aladin” để giúp mọi người đi đến thành công, chính phương pháp dạy cách giao tiếp này đã làm cho ông trở thành người thầy thành công vĩ đại trong thế kỷ XX.
Trong quyển sách Tài ăn nói làm thay đổi cuộc đời này, tác giả chủ yếu trình bày cách nói chuyện sao cho có hiệu quả, thông qua sự chân thành trong tâm hồn và những phương cách độc đáo để diễn đạt quan điểm của mình một cách khéo léo dí dỏm. Quyển sách này dựa trên những sự kiện tiêu biểu đã xảy ra trong xã hội. Sách vạch ra và phân tích các trường hợp khó xử mà chúng ta thường gặp phải trong đời sống hằng ngày, đưa ra những biện pháp giải quyết có hiệu quả nhất. Đặc biệt là tác giả kết hợp phương pháp tư duy tiên tiến và những lý thuyết về phương thức diễn thuyết của người Mỹ với văn hoá Trung Quốc để đưa ra phương cách diễn đạt lời nói mang tính dung hoà giữa hai nền văn hoá Đông – Tây.
Mục lục:
Lời mở đầu
Phần một:
Chương 1. Khả năng diễn thuyết
Chương 2. Sức ảnh hưỏng của ngôn ngữ
Chương 3. Ngôn ngữ có tính tích cực
Chương 4. Sự dí dỏm tạo ra sự hưng phấn
Phần hai:
Chương 1. Sự sợ hãi là ma quỉ
Chương 2. Mất mục tiêu diễn thuyết
Chương 3. Tránh việc vô tổ chức, không kế hoạch
Chương 4. Tin tức dài dòng văn tự sẽ không có hiệu quả
Chương 5. Ngôn từ thiếu bóng bẩy
Chương 6. Ngữ điệu không sống động
Chương 7. Không hiểu điều thính giả ưa thích
Phần ba:
Chương 1. Mở đầu một cách đặc sắc
Chương 2. Chuyển ngữ phải có cấu từ
Chương 3. Tránh kết luận một cách đơn điệu nhạt nhẽo
Chương 4. Kỹ năng chuyên môn để đặt câu hỏi và trả lời
Chương 5. Hình ảnh minh hoạ hữu hiệu hơn văn chương dài dòng
Chương 6. Quản lý diễn đạt chặt chẽ
Chương 7. Hội họp giúp bạn nâng cao tài ăn nói
Chương 8. Phong cách đa dạng có rất nhiều điều thú vị tạo phong cách cho riêng mình
Chương 9. Việc chuẩn bị giúp bạn hoàn chỉnh bản thân
Phần 4.
Chương 1. Đối phó với phương tiện truyền thông tin như thế nào?
Chương 2. Làm thế nào trở thành một người chủ trì hội nghị thành công
Chương 3. Để đọc to bài diễn văn một cách lưu loát
Chương 4. Làm thế nào để làm thầy của chính mình?
Mục lục
Mời bạn đón đọc.