Sững Sờ & Run Rẩy
Sững sờ và run rẩy chính là cuốn sách thành công nhất của Amélie Nothomb, một gương mặt không thể thiếu trong danh sách tác giả best-seller hàng năm tại Pháp, giành Giải thưởng Lớn của Viện Hàn lâm Pháp có thể loại tiểu thuyết.
Lôi kéo niềm say mê của độc giả bằng văn phong lãng mạn, độc đáo đi kèm chất hài hước tinh tế, Sững sờ và run rẩy cũng là nơi Amélie Nothomb bóc tách những khác biệt giữa hai nền văn hoá Đông – Tây trong một bút pháp sở trường. Nothomb chính là nhân vật trong truyện, nơi Nothomb kể lại quãng thời gian cô làm việc cho một công ty của Nhật. Hàng loạt nghi thức công ty kỳ cục nhất, cùng những tình huống khôi hài liên tiếp đến bởi sự khác biệt về văn hoá đã đưa đẩy cô gái trẻ từ mong muốn ban đầu làm một phiên dịch lại thành ra bà “Nước Tiểu” dọn nhà vệ sinh. Sững sờ và run rẩy được coi là phương thuốc chống phiền muộn dành cho độc giả. Sự hài hước của hoàn cảnh cùng lối kể chuyện bình dị đến ngạc nhiên đã giúp cuốn sách đem về sự mến mộ vượt bậc dành cho tác giả của nó với hơn 500 000 bản sách được bán ra, trở thành tên sách được nhắc tới nhiều nhất trong cộng đồng độc giả đã say mê chờ đợi mỗi năm một cuốn mới từ Amélie Nothomb.
“… Một buổi sáng, ông Saito báo cho tôi biết ngài phó chủ tịch sẽ tiếp một phái đoàn quan trọng của một công ty bạn văn phòng của ông:
– Cà phê cho hai mươi người.
Tôi bước vào phòng của ông Omochi với một cái khay lớn và tôi thực hiện công việc trên cả mức hoàn hảo: tôi phục vụ mỗi tách cà phê với một vẻ kính cẩn nhún nhường, lặp lại đều đều những câu giao tiếp tinh tế nhất, mắt nhìn xuống và người cúi thấp. Giả sử có huân chương trao thưởng cho phong cách phục vụ trà thì chẳng phải trao cho tôi.
Mấy giờ sau, phái đoàn ra về. Cái giọng vang như ấm của ông Omochi hét lên:
– Ông Saito!
Tôi thấy ông Saito đứng bật dậy, mặt tái mét và chạy vào sào huyệt của ông phó Chủ tịch. Những tiếng rú của ông béo phì vang lên sau bức tường. Người ta không hiểu ông ta nói gì, nhưng xem ra không có gì dễ chịu.
Ông Saito quay ra, mặt biến sắc. Tự dưng tôi cảm thấy thương khi nghĩ ông ta chỉ nặng bằng một phần ba kẻ vừa tấn công mình. Vừa lúc đó thì ông ta gọi tôi, giọng tức điên.
Tôi đi theo ông tới một phòng làm việc không có ai. Ông ta giận dữ tới mức líu cả lưỡi:
– Cô đã khiến cho phái đoàn của công ty bạn hết sức khó xử! Khi mời họ cà phê cô đã cho họ thấy cô nói tiếng Nhật rất chuẩn!
– Thì quả thực tôi nói không đến nỗi tồi, thưa ông Saito.
– Cô im đi! Cô có quyền gì mà cãi hả? Ông Omochi đang rất tức tối với cô đấy. Cô đã gây ra một không khí tồi tệ trong cuộc họp sáng nay: làm sao các đối tác của chúng tôi cảm thấy tin tưởng được khi có một người da trắng hiểu rõ thứ tiếng của họ hả? Từ nay, cô không được nói tiếng Nhật nữa.
Tôi tròn mắt nhìn ông ta:
– Sao ạ?
– Cô không biết tiếng Nhật nữa. Rõ chưa?
– Nhưng chính vì tôi biết tiếng Nhật mà công ty Yumimoto đã tuyển tôi vào làm!
– Tôi không cần biết. Tôi ra lệnh cho cô không được hiểu tiếng Nhật nữa.
– Không thể được. Không ai có thể tuân theo một mệnh lệnh như vậy.
– Luôn có một cách để vâng lời. Đó là điều các bộ não phương Tây phải hiểu.
“À ra thế đấy”, tôi nghĩ vậy rồi trả lời:
– Bộ não Nhật có thể có khả năng cố quên đi một ngôn ngữ. Bộ não phương Tây thì không có cách gì làm được việc đó…”.
– “Câu chuyện hài hước và hấp dẫn tột cùng về sự gặp gỡ Đông Tây… Nothomb là một nhà văn phi thường với văn phong giản dị, chân thực và tao nhã. Vô cùng hấp dẫn” – Library Journal
– “Một lời châm biếm nhẹ nhàng nóng bẩy” – The Wall Street Journal
– “Với Sững sờ và run rẩy, cuốn tiểu thuyết đầy tinh tế pha trộn vốn sống kèm theo những phân tích của tác giả, Amélie Nothomb đã phác nên một thế giới công sở rất đặc biêt. Dành cho tất cả những ai chỉ mới biết văn hoá Nhật trên lý thuyết, chưa trải nghiệm thực tế” – Guillaume Folliero
– “Một cuốn tiểu thuyết mới đặc sắc, đậm chất châm biếm… Chắc chắn độc giả sẽ bị chinh phục” – Publishers Weekly.
Mời bạn đón đọc.
Một cô gái trẻ phương Tây làm việc cho một công ty của Nhật, do sự khác biệt văn hóa, nên đã chu du một vòng công sở với những công việc ít ai ngờ tới nhất.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Sững sờ và run rẩy của tác giả Amélie Nothomb – con gái của ngài đại sứ Bỉ Patrick Nothomb tại Nhật Bản, trước hết là câu chuyện về chốn công sở Nhật qua cái nhìn của một nhân viên người Âu.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn