Chủ nhân duy nhất của Nobel Kinh tế 2008 đã diễn giải sự tương đồng kỳ lạ giữa cuộc khủng hoảng hiện tại và những sự kiện đã gây ra Đại suy thoái 1929-1933; và giải thích những phương cách để tránh khỏi thảm họa.
Đa số các nhà kinh tế, trong mức độ mà họ suy nghĩ về đề tài này, đều cho rằng cuộc Đại suy thoái của thập niên 1930 chỉ là một thảm họa vu vơ và không cần thiết. Phải chi Herbert Hoover không cố gắng cân bằng ngân sách trong bối cảnh kinh tế suy thoái; phải chi Cục Dự trữ Liên bang không bảo vệ chế độ bản vị vàng bất chấp cái giá phải trả là nền kinh tế quốc nội; phải chi người ta cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng gặp khó khăn để làm dịu sự sợ hãi trong hệ thống ngân hàng gặp khó khăn để làm dịu sự sợ hãi trong hệ thống ngân hàng những năm 1930-1931… thì vụ sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929 cũng chỉ dẫn tới một cuộc suy thoái bình thường, không đáng để ý và chắc chắn sẽ rơi vào quên lãng. Do các nhà kinh tế và những nhà làm chính sách đã “thuộc bài”… dường như một cuộc Đại suy thoái tương tự sẽ không bao giờ có cơ may xảy ra nữa.
Liệu điều này có đúng hay không?
… Ngoài ra, dù mục tiêu sau cùng của cuốn sách là phân tích (analytical), đa phần nội dung lại bao gồm lối văn kể chuyện (narrative). Một phần là vì thứ tự trước sau của các sự kiện (ở đây có thể xem như cốt truyện) là một minh chứng quan trọng cho ý nghĩa và tính chính xác của lý thuyết đề ra (chẳng hạn, quan điểm “chính thống” về khủng hoảng kinh tế xem khủng hoảng là một hình phạt đích đáng dành cho một số nền kinh tế, đã không thể được biện minh khi đối mặt với thực tế: vài nền kinh tế có vẻ ngoài rất khác biệt cùng gặp khủng hoảng trong vài tháng gần nhau – một sự trùng hợp đặc biệt thú vị!). Ngoài ra, tôii cũng nhận ra rằng các sự kiện nối tiếp nhau cũng cung cấp bối cảnh cần thiết cho các nỗ lực tìm hiểu và giải thích của tôi, và rằng không phải ai cũng có điều kiện theo dõi sâu sát những sự kiện đặc biệt kịch tính trong mười tám tháng vừa qua. Cũng như ít ai nhớ chính xác những gì Thủ tướng Mahathir phát biểu tại Kuala Lumpur hồi tháng 8 năm 1997 và liên hệ chúng với những gì Donald Tsang đã làm ở Hongkong một năm sau đó! Trong những trường hợp như vậy, những câu chuyện được kể trong cuốn sách này sẽ giúp các bạn cùng hồi tưởng lại và suy ngẫm…
Mời bạn đón đọc.
Krugman viết cuốn Sự trở lại của kinh tế học suy thoái vào năm 1999. Sau đó đúng 10 năm, cuốn sách được tái bản với nhiều phần bổ sung. Sự trở lại của cuốn sách giờ đã mang một ý nghĩa khác hẳn, không chỉ bởi tác giả của nó vừa mới đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2008, mà còn bởi, cũng năm ấy, một cuộc khủng hoảng kinh thiên động địa đã trở lại như những dự phóng của ông.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn