Chúng ta đang bước vào giai đoạn mới trong lịch sử: giai đoạn tìm hiểu nhau để cùng phát triển. Giai đoạn này đặt ra một bài toán mới của toàn thể nhân loại: giao lưu văn hóa để cùng chung sống, phát triển trong hòa bình. Đây là bài toán mới và khó, mà để giải nó, cần xây dựng được một quan niệm mới về văn hóa, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, dẫu khó mấy chúng ta cũng phải giải. Sai sót của người đi trước sẽ là bàn đạp cho người đi sau để tìm ra đáp số chung.
Bố cục sách:
- Chương I: những mốc tiếp xúc văn hóa phương Tây.
- Chương II: tình hình triều chính Việt nam trước họa mất nước.
- Chương III: tiếp xúc văn hóa Việt Nam với Nho giáo, đúc rút những thay đổi, đối lập giữa hai nền văn hóa, làm cơ sở cho sự tiếp xúc với đạo Gia-tô.
- Chương IV và V: xét quá trình diễn biến tư tưởng và tìm hiểu sự diễn biến tư tưởng tại Việt Nam trong gần một thế kỷ (1859-1945).
- Chương VI: khảo sát quá trình tiếp thu văn hóa Pháp thông qua phân tích quá trình tiếp xúc văn hóa Việt Nam-Trung Hoa và sự khác nhau trong quan điểm văn hóa giữa nhà Nho hai nước, nhất là giai đoạn Tân thư, Đông Du.
- Chương VII và VIII: đưa ra những lý giải nhiều khi đối lập nhau, đặc biệt trong ngôn ngữ và văn học để tiếp cận những việc làm mới mẻ và thành công trong đường lối cứu nước và đổi mới văn hóa của Đảng và Bác Hồ.
Mời bạn đón đọc.