Sử Ký – Tư Mã Thiên:
Đối với văn hoá thế giới, quyển Sử Ký của Tư Mã Thiên chiếm một vị trí đặc biệt. Nó là công trình sử học lớn nhất của Trung Quốc và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới. Nhưng một điều còn làm chúng ta ngạc nhiên hơn là công trình khoa học lớn lao ấy đồng thời lại là một trong những tác phẩm lớn nhất về văn xuôi trong nền văn học cổ Trung Quốc, là tác phẩm cổ điển ngang hàng với thơ của Đỗ Phủ.
Sử Ký là cả một thế giới. Nó làm thoả mãn tất cả mọi người. Người nghiên cứu sử tìm thấy ở đây một kho tài liệu vô giá, chính xác, với một giá trị tổng hợp rất cao. Nhà nghiên cứu tư tưởng tìm thấy qua Sử ký một trong những nhà tư tưởng vĩ đại. Người bình thường tìm thấy vô số những hình tượng điển hình, những câu chuyện hấp dẫn. những con người đầy sức sống mãnh liệt. Họ thấy quá khứ sống lại. Và không phải chỉ có thế. Người nghiên cứu văn học còn tìm thấy ở đây một tác phẩm văn học mãi mãi tươi trẻ như sự sống. họ thấy ở đây một tâm hồn, một tâm sự đau xót đầy sức mạnh của thơ trữ tình, một tập Ly tao không vần như lời đánh giá của Lỗ Tấn.
Sử Ký là một tác phẩm đồ sộ, tất cả 52 vạn chữ, 130 thiên, gồm năm phần: Bản Kỷ, biểu, thư, thế gia, liệt, truyện.
Bản Kỷ chép sự tích của các Đế Vương, gồm có:
1. Ngũ Đế (Hoàng Đế, Chuyên Húc, Cốc, Nghiêu, Thuấn).
2. Hạ, Thương, Chu mỗi thời đại một bản kỷ.
3. Tần hai bản kỷ, một bản kỷ từ khi có nước Tần đến Tần Thuỷ Hoàng, một bản kỷ về Tần Thuỷ Hoàng.
4. Hạng Vũ.
5. Các bản kỷ về nhà Hán: Cao Tổ, Lữ Hậu, Hiếu Văn, Hiếu Cảnh, Hiếu Vũ.
Tất cả có 12 bản kỷ nhưng hiện nay thiếu mất bản kỷ Hiếu Cảnh và Hiếu Vũ. Vương Túc đời Nguỵ nói: “Vũ Đế nghe nói ông ta viết Sử Ký bèn lấy bản kỷ của Hiếu Cảnh và của mình xem, giận lắm vứt đi cho nên phần này chỉ có mục đề thôi, không còn gì”. Về sau Chữ Toại Lương ấy những phần này có quyển Hán thư Tư Mã Thiên có thái độ rất nghiêm khắc đối với các vua chúa, cũng không kiêng nể gì ông vua đang sống mà ông đã công kích mãnh liệt trong phần Phong thiện thư. Chính vì thế Vương Doãn đời Hậu Hán gọi Sử Ký là một quyển “báng thư”. Mục đích của bản kỷ là chép lại sự việc của những người, những nước có tác dụng chi phối cả thiên hạ. Ngay ở đây, trong cách sắp đặt của ông cung có những điều đời sau không dám nghĩ đến. Ông chép riêng lịch sử sử nước Tần, trước Tần Thuỷ Hoàng thành một bản kỷ vì trong thời Chiến quốc nước Tần là nước chi phối vận mệnh của tất cả các nước. Ông làm bản Kỷ Lữ Hậu mặc dầu Lữ Hậu chỉ là Thái hậu chứ không trị vì trên danh nghĩa, Huệ Đế vẫn là vua. Đó là vì, tuy Hệ Đế làm vua nhưng tất cả quyền hành đều nằm trong tay Lữ Hậu. Đặt một người đàn bà lên địa vị “kỷ cương một nước” là điều không một sử gia nào đời sau dám làm…
Mục Lục:
Lời dịch giả về lần xuất bản thứ chín
Lời giới thiệu
Thái sử công đề tựa
Thư trả lời Nhậm An
Tần Thủy Hoàng bản kỷ
Hạng Vũ bản kỷ
Cao Tổ bản kỷ
Lữ Hậu bản kỷ
Bình chuẩn thư
Ngô Thái Bá thế gia
Tề Thái Công thế gia
Tấn thế gia
Triệu thế gia
Khổng Tử thế gia
Việt Vương Câu Tiễn thế gia
Trần Thiệp thế gia
Lưu Hầu thế gia
Trần Thừa Tướng thế gia
Bá Di liệt truyện
Tôn Tử. Ngô Khởi liệt truyện
Truyện Lão Tử
Truyện Trang Tử
Thân Bất Hại, Hàn Phi liệt truyện
Tư Mã Nhương Thư liệt truyện
Ngũ Tử Tư liệt truyện
v.v…
Ninh Hạnh liệt truyện
Hoạt Kê liệt truyện.
Mời bạn đón đọc.