Xem sách hay

Steve Jobs Apple – Thay Đổi Cách Nghe Nhạc Của Thế Giới (Bộ Sách Đạo Kinh Doanh Việt Nam Và Thế Giới)

Mua ở đâu?
Trần Thanh Tuyền

Trần Thanh Tuyền

Steve Jobs Apple – Thay Đổi Cách Nghe Nhạc Của Thế Giới (Bộ Sách Đạo Kinh Doanh Việt Nam Và Thế Giới):
Cuốn sách này viết về một phần đời và nghề của một người đàn ông kỳ lạ. Đó là một đứa trẻ phải lớn lên trong vòng tay của cha mẹ nuôi, một chàng thanh niên bỏ học đại học giữa chứng, một người đã cận kề cái chết bởi căn bệnh ung thư quái ác. Đó là người tạo ra cuộc cách mạng cho ngành công nghệ thông tin. Đó cũng là người đã cứu vãn ngành công nghệ âm nhạc đang có vẻ khủng hoảng và góp phần định dạng lại ngành công nghiệp giải trí thế giới bằng chiếc máy nghe nhạc nhỏ nhắn có tên là iPod.

Steve Jobs là đồng tác giả của máy tính iPod, là chủ nhân của kho tàng nhạc số iTunes… Tất nhiên ông ấy giỏi, tất nhiên ông ấy giàu, tất nhiên ông ấy sáng tạo… Nhưng ít ai biết, Steve Jobs là chủ nhân của một chiến dịch vận động cải cách giáo dục rầm rộ mang tên “những đứa trẻ không thể chờ đợi”. Ông dành mọi điều hay nhất, tốt nhất và kỳ diệu nhất, từ đôi tay và khối óc của mình, chỉ với một mục đích: tạo ra thật nhiều điều thú vị cho cuộc sống mỗi cá nhân con người thông qua những công việc của mình, cụ thể là thông qua sản phẩm và dịch vụ của công ty mình.

Hơn 30 năm có mặt trong ngành kinh doanh thế giới, thành công nhiều, thất bại cũng không ít nhưng Steve Jobs vẫn luôn chứng tỏ ông xứng đáng là một trong những huyền thoại doanh nhân hiện đại với những quyết định sáng suốt của mình. Ông đã biến một công ty chỉ có hai thành viên lúc mới thành lập thành một tập đoàn hùng mạnh, trụ vững trong cuộc cạnh tranh với những “ông lớn” trong công nghiệp máy tính và giải trí. Khả năng sáng tạo không ngừng, sự quyết đoán và táo bạo của Steve Jobs đã giúp ông luôn là người dẫn đầu trong những cuộc đua tranh quyết liệt trên thị trường toàn cầu. Người ta còn thấy ở “người đàn ông kỳ lạ” này khả năng “sống sót” sau những lần cận kề “cái chết” trong sự nghiệp và cuộc đời. Mỗi lần như vậy, khả năng sáng tạo lại trỗi dậy mạnh mẽ trong ông. Với Jobs, những thất bại chẳng qua là những viên gạch mà cuộc đời ném vào đầu. Ngược lại, thành công, với ông, nó xuất phát từ tình yêu cuồng nhiệt nhữn gì mình làm với ột triết lý rất đơn giản “hãy đói khát và dại dột”.

Mục Lục:
Cùng bạn đọc: Kiếm tiền hay phụng sự xã hội
Lời nói đầu.

Phần 1: Apple – nghĩa là tạo ra điều thú vị cho mỗi người
Chương 1: Xây biểu tượng văn hoá của thế kỷ
Chương 2: Lợi nhuận là điều thứ yếu.

Phần 2: Điểm tựa của tài năng
Chương 1: Tôi sinh ra trái đất
Chương 2: Thắp một ngọn nến trong ga-ra tăm tối
Chương 3: Trở về vai trò thủ lĩnh.

Phần 3: Sản phẩm “trải nghiệm số”
Chương 1: Bạn sẽ được gì nếu mua sản phẩm của chúng tôi
Chương 2: Học và được học – quan trọng là phải tạo ra cơ hội cho chính mình
Chương 3: Sáng tạo và khám phá những tiềm năng sáng tạo
Chương kết: Hãy đối khát và dại dột.

Mời bạn đón đọc.


Steve Jobs Apple – Thay Đổi Cách Nghe Nhạc Của Thế Giới (Bộ Sách Đạo Kinh Doanh Việt Nam Và Thế Giới)

(Thứ Tư, 04/07/2007)

Kinh doanh là gì và doanh nhân là ai?

TTCT – Giản Tư Trung và những cộng sự của anh ở PACE đã tự đặt lên vai mình một trọng trách “góp phần thu hẹp khoảng cách doanh trí giữa Việt Nam và thế giới”.

Với mục tiêu đó, tổ hợp giáo dục PACE đã thực hiện một cuộc nghiên cứu và sưu tầm đồ sộ về cuộc đời, sự nghiệp 25 doanh nhân huyền thoại của Việt Nam và thế giới, tổng hợp thành 25 quyển sách giá trị. Mười quyển sách đầu tiên trong bộ sách 25 quyển vừa được NXB Trẻ phát hành rộng rãi trên cả nước.

Bộ sách được PACE đặt tên là “Đạo kinh doanh Việt Nam và thế giới” với mong muốn chia sẻ rằng các doanh nhân là những người được sinh ra để thực hiện điều mà PACE gọi là “phụng sự xã hội” bằng những hành động kinh doanh, những hành động không phải chỉ để kiếm ra tiền, mà là tạo ra “nhiều giá trị hơn cho xã hội” và làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Bill Gates không thể nào tiêu hết một phần ngàn số lãi cơ bản được đẻ ra từ số tài sản khổng lồ của ông trong 1 triệu năm, trong khi ông chỉ có thể sống không quá 100 năm. Điều đó hàm nghĩa là toàn bộ tài sản mà ông làm ra, và cả những ý tưởng thiên tài của ông, cuối cùng thuộc về xã hội. Quĩ từ thiện Bill và Melinda của ông và vợ ông nay lên đến hàng chục tỉ USD cho thấy thái độ “phụng sự xã hội” của ông, ngay khi còn sinh thời. Sam Watson của Wal-Mart sống kín đáo, giản dị và tiết kiệm từng đồng USD, trong khi tài sản của ông ước lượng khoảng 25 tỉ USD và điều quan trọng là ông đã không coi số tài sản đó là của mình!

Như vậy, vấn đề cốt tủy của đạo doanh nhân không phải chỉ là giải quyết sự chọn lựa nhị nguyên “kiếm tiền hay phụng sự xã hội”, đặt chuyện kiếm tiền và phụng sự xã hội thành hai mặt đối nghịch và chia doanh nhân thành hai loại người, những người chỉ biết kiếm tiền và những người vừa biết kiếm tiền vừa biết phụng sự xã hội. Vấn đề cốt tủy của đạo kinh doanh chính là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập đó và chỉ ra rằng việc kiếm ra được nhiều tiền của doanh nhân cũng đồng thời bao hàm ý nghĩa là họ có điều kiện phụng sự xã hội nhiều hơn và tốt hơn. Khái niệm “doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm” (responsible business enterprise/RBE) đang được phổ biến và trở thành mô hình kinh doanh chuẩn mực, không những tại các quốc gia phát triển mà còn tại các thị trường mới nổi của những nền kinh tế chuyển đổi, đang trên đà hội nhập toàn cầu.

Cuối cùng, điều đáng trân trọng là ý tưởng xây dựng một thế hệ doanh nhân Việt Nam hùng mạnh có thể đua tranh mạnh mẽ cùng doanh nhân các nước, bằng cách “khôi phục các giá trị cao quí của văn hóa Việt Nam, những giá trị Việt kết hợp với những giá trị đỉnh cao của văn minh nhân loại để từ đó góp phần hình thành văn hóa doanh nhân Việt.

Đất nước Việt Nam, ngay trong thời kỳ còn dưới ách thực dân, đã sản sinh những Lương Văn Can, Bạch Thái Bưởi…, những doanh nhân đã khởi được nghiệp lớn trong hoàn cảnh hết sức khó khăn và đã có những ý tưởng về những yếu tố căn bản của đạo kinh doanh: (phải có) thương phẩm, thương đạo, thương học, biết cách giao thiệp, biết trọng nghề, có lòng kiên tâm, biết giữ tín thực. Cụ Lương Văn Can đã chỉ ra mối liên hệ thiết yếu giữa kinh doanh và phát triển của một nước: “Việc buôn bán thịnh suy có quan hệ đến quốc dân thịnh suy như thế, ta há nên coi thường xem khinh được sao?”. Ngay khi nước nhà mới giành độc lập, ngày 13-10-1945, Hồ Chủ tịch đã khẳng định với giới công thương kỹ nghệ gia Việt Nam: “Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng là sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng”.

Ngày nay, trên đà hội nhập, hợp tác và tranh đua cùng với cả thế giới, đất nước hơn bao giờ hết đang rất cần có một đội ngũ doanh nhân Việt Nam mới có bản lĩnh, có kiến thức, hành động chuyên nghiệp và nắm vững “đạo kinh doanh”.

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Steve Jobs Apple – Thay Đổi Cách Nghe Nhạc Của Thế Giới (Bộ Sách Đạo Kinh Doanh Việt Nam Và Thế Giới)

Bộsách “Đạo kinh doanh Việt Nam và thế giới”

Làm ra của cải là một đạo lý lớn, không thể coi thường” “KIẾM TIỀN” hay phụng sự xã hội?” là câu hỏi và cũng là câu trả lời của tác giả dành cho thiên tài tin học Larry Page – người sáng lập ra công cụ tìm kiếm trực tuyến Google. Chính nhờ chữ “G” cùng hàng loạt chữ “o” huyền thoại mà hành triệu triệu người có thể tìm kiếm thông tin nhanh trong chớp mắt.

Tổ chức lại hệ thống thông tin toàn cầu nhằm phục vụ cho con người là mục đích chính mà Google được tạo ra và cũng là cái“đạo” kinh doanh của Larry: kinh doanh vì một thế giới tốt đẹp hơn, bảo vệ đến cùng quyền lợi của người tiêu dung và cống hiến hết mình cho sự sáng tạo.

Không chỉ phân tích chữ “Đạo” trong kinh doanh, tác giả còn cho bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về Larry Page, cách làm việc và cách sáng tạođể không ngừng nâng cao chất lượng “sản phẩm” của mình vì mục đích phục vụ con người.

Chữ “Đạo” kinh doanh cũng được mổ xẻ rất sâu sắc bởi tác giả Lê Minh Quốc trong quyển Bạch Thái Bưởi – khẳng định doanh tài nước Việt. Sách dẫn dắt người đọc đi theo từng khúc ngoặc cuộc đời ông, khi đến đỉnh vinh quang, khi cay đắng phá sản, nhằm phác họa chân dung một người Việt Nam dám làm trong thời buổi xã hội còn“trọng nông ức thương”. Trí tuệ và tinh thần của ông đến nay vẫn xứng đáng là tấm gương sáng cho doanh nhân Việt. Bạch Thái Bưởi, từ hai bàn tay trắng đã gây dựng một hang vận tải Hải Phòng với số tàu lên đến 40 chiếc, nhân công 2.000 người, cạnh tranh ngang ngửa với “tàu khách”. Chính nhờ những sáng tạo, gan lì trong kinh doanh đã mang lại việc làm và làm giàu cho hàng ngàn người lao động. Năm 2006, Bạch Thái Bưởi đã được phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam tặng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu”.

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Mi Là Người Bình Thường

(Thứ Sáu, 02/05/2008)
Truyện ngắn của “phu chữ” Lê Đạt

Mi là người bình thường (NXB Phụ Nữ) là tập truyện ngắn thứ hai vừa được tái bản của Lê Đạt (sau tập Hèn đại nhân – NXB Phụ Nữ 1997). Sách rời nhà in vừa đúng ngày ông mất (21-4-2008).

Có lẽ cũng như thơ, với truyện ngắn, Lê Đạt cũng làm người “phu chữ”, cẩn trọng và kỹ lưỡng. Nhưng ông viết ít, hầu như chỉ chuyên chú về những điển cố có liên quan đến “sự cố” đời sống văn nghệ. Là những chuyện cổ viết lại, song luôn thể hiện một sinh khí thời đại đậm nét.

Lê Đạt có lối viết dẫn người đọc vào vùng sống lạ một cách tự nhiên và tự tin. Những trang viết dễ chịu được tạo ra nhờ công phu chữ. Chữ trường nghĩa, chữ từ cảm – điều thấy rất rõ trong thơ Lê Đạt – thì trong truyện ngắn vẫn thể hiện như vậy. Và, ở đây chúng ta cũng được thấy những tâm tư nghề văn rất thật lòng của ông: “Thiên hạ nghĩ rằng chỉ có làm culi batê mới cực. Viết văn cũng cực nhọc, phu phen chẳng kém gì… Mình đã bôi bẩn những trang giấy thật trong trắng kia để làm gì? Sao mình lại mài mòn bộ óc, tiêu xài hoang phí những giấc mộng đẹp tuổi trẻ để viết những trang sách mà ngày mai, ngày kia… người ta sẽ vứt vào sọt rác…” (Tượng Balzăc).

Cái thú vị, độc đáo trong truyện ngắn Lê Đạt là từ những điển cố văn nghệ, tư liệu nhân vật, ông đã phục dựng những câu chuyện sinh động đến từng chi tiết. Lê Đạt không chỉ giỏi vẽ những nét chân dung mà còn tài tình trong việc tạo không khí. Ví như sự tích về bài thơ Hoàng hạc lâu (Lầu hạc vàng) của Thôi Hiệu, tượng nhà văn Balzăc của thiên tài điêu khắc Rodin (Tượng Balzăc), hay chuyện về văn hào Sêkhôp (Đám ma Sêkhôp), chuyện Bá Nha – Tử Kỳ (Cây đàn long môn)… Cái hư hư thực thực của từng câu chuyện, cộng giọng văn bông lơn trầm tĩnh, khiến tâm hồn người đọc dễ lạc vào vùng cư trú của quá khứ nhưng trí óc vẫn dẫn nhịp vào thực tại.

Khai thác đến cái sơ suất của bản năng, sự trớ trêu của số phận là những điều mà Lê Đạt hay thể hiện ở truyện ngắn (Mi là người bình thường, Hèn đại nhân, Bức tranh có ma, Vùng may rủi…). Sách vở cũng có số phận, thì người làm nên sách vở càng là kẻ không thể thoát số phận. Những bi hài, dối trá ngay trong cả đời sống văn chương là có thật, từ cổ chí kim, từ đông sang tây không chừa một ai, một chốn nào.

Cười như một liệu pháp tinh thần, cười trên những bi hài. Song, những trang văn của Lê Đạt vẫn luôn đọng lại những dư vị như là cái đẹp thuần khiết, hay niềm tin sáng tạo chính là niềm cứu rỗi.

“Mi là người bình thường” – làm người bình thường dễ hay khó?! Đáp số không nằm trong câu ứng đáp mà phải bằng chiêm nghiệm sống. Có lẽ, Lê Đạt cũng đã từng mong được sống như một người bình thường, viết hay một cách bình thường – lời rườm mơ ước rởm gửi ngoài kia (đề từ truyện ngắn Mi là người bình thường).

Trần Nhã Thuỵ

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 
Mua ở đâu?