Trong khi D. T. Suzuki là ngưòi đầu tiên mở tâm trí của người Hoa Kỳ ra với Phật giáo Thiền, bây giờ với cuốn sách này Unno giới thiệu một cách xuất sắc một niềm tin Phật giáo khác, rất bình dân; tức là truyền thống Tịnh Độ cổ xưa được Pháp Nhiên và Thân Long khai triển vào thế kỷ mười ba tại Nhật. Tôn giáo năng động và quan trọng này là một cái gì mà ít người Tây phương biết, cho đến lúc này.
Cái gì khác phân biệt niềm tin bình dân này với Thiền có tính cách thượng lưu? Unno trả lời bằng một trích dẫn chính xác và tuyệt vời của Pháp Nhiên: “Trong Con Đường của những người Thông Tuệ, người ta hoàn thiện trí huệ và thành tựu giác ngộ; trong Con Đường Tịnh Độ người ta trở lại bản ngã ngu dốt của mình để được cứu vớt bởi A Di Đà”.
Nhưng trở lại “bản ngã ngu dốt” không phải là chuyện dễ dàng. Trên con đường ấy, chiến đấu và khổ đau cũng đi theo. “Tha hoá”, ông ba bị của thời hiện đại, không là gì mới cả. Chứng cớ là Achilles của Homer, Hamlet của Shake-speare, và “K” tương đối vô tội của Kafka. Nhân vật chính trong Tấm Trò Đời của Dante đã hy vọng đi thẳng lên, nhưng té ra nó phải đi xuống trước tiên. Và như vậy với tất cả chúng ta.
Mục lục:
Lời nói đầu
Lời Khai Lộ
Di sản lịch sử
Sắc vàng
Tinh thần thung lũng
Làm ra phân vườn nhà
Bổn nguyện nguyên sơ
Niệm phật: Danh hiệu kêu gọi
Tha lực
Tự lực
Sự truy tìm
Đức tin như sự tin cậy chân thật
Thức tỉnh
Chuyển hoá
Hai loại lòng bi
Mưu mô của cái thiện
Chứng đắc không có thầy
Khiêm tốn
Kiêu mạn
Đệ tử chân thật của Phật
Myokonin
…
Mời bạn đón đọc.