Socrates Tự Biện:
Giới thiệu tác phẩm là đặt nó trở vào bối cảnh lịch sử đương thời, để từ đó rút ra một ý nghĩa nào đó cho thời đại ấy và cho mai hậu. Do đó, bài dẫn nhập này sẽ lần lượt trình bày với quý độc giả nền dân chủ của Athens từ thế kỷ VI đến thế kỷ IV TCN, trước khi bàn về vụ án Socrates, một biến cố mà Plato từng gọi là ” huyền thuyết lập ngôn của triết học”. Biến cố này còn mang ý nghĩa gì cho chúng ta ngày nay chăng?
” Meletus, ông lại buộc tôi làm thanh niên hư hỏng. Thế thì, hãy thử nói cho tôi nghe đi, ông đã thấy thanh niên nào vì Socrates mà, đang từ sùng kính thành bất kính, từ hòa nhã hoá hung bạo… hoặc làm nô lệ cho bất kỳ một khoái lạc đồi bại nào khác.
– Zeus ơi, biết chứ, Meletus kiêu ầm lên, tôi biết có đứa đã nghe lời ông, Socrates, hơn là nghe bố mẹ.
– Tôi công nhận, Socrates đáp, ít ra trên vấn đề giáo dục; bởi vì họ đều biết đấy là đề tài làm tôi mất nhiều thời gian suy nghĩ. Nhưng mà, về vấn đề sức khoẻ, người ta nghe thầy thuốc hơn là nghe bố mẹ, và trong các đại hội, công dân Athens nghe diễn giả nào phát biểu khôn ngoan hơn là nghe thân nhân. Trong quân đội cũng vậy, quý vị sẽ chọn ngừơi nào quý vị thấy có khả năng trong nghệ thuật chiến tranh hơn là bố, là anh, và Zeus ơi, hơn cả bản thân quý vị!”
. (Trích “Xenophon, Socrates tự biện trước toà”).
“Có lẽ quý vị nghĩ rằng Socrates đã bị kết tội vì không tìm ra lời lẽ, thứ lời lẽ có đủ sức thuyết phục quý vị…? Không phải thế đâu, thưa quý đồng hương. Tôi không thiếu lời lẽ mà chỉ thiếu trâng tráo: tôi bị kết tội vì không chịu nói những điều tai quý vị đã quen nghe, vì không muốn than khóc và hạ mình làm những chuyện hèn hạ mắt quý vị đã quen thấy. Đối với tôi, nguy nan phải đương đầu không thể là lý do để làm điều bất xứng đối với một con người tự do, và ngay cả đến lúc này, tôi không hề hối tiếc đã từ bênh vực như vừa rồi; thà chết mà tự vệ như tôi đã làm còn hơn là sống sót nhờ một bài tự biện hèn hạ”.
(Trích “Plato, Socrates tự biện).
Mời bạn đón đọc.