Sổ Tay Kỹ Thuật Nuôi Trồng Hải Sản:
Nước ta ba mặt giáp biển, có trên ba nghìn cây số bờ biển và hàng chục cửa sông đổ ra biển, hàng trăm vạn hecta bãi triều và đầm phá, hàng nghìn đảo lớn nhỏ, đều là nơi có thể triển khai nuôi trồng thủy sản mặn, lợ, đồng thời nước ta ở vào vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm khí hậu ấm áp làm cho vật nuôi sinh trưởng nhanh, tuyến sinh dục phát triển sớm, có thể rút ngắn được thời gian nuôi dưỡng, đối tượng nuôi trồng vô cùng phong phú, có hàng trăm loài cá, động vật giáp xúc, da gai, thân mềm, rong biển… được chọn làm vật nuôi trong thuỷ sản.
Để khai thác tiềm năng nguồn lợi đó, ngoài tiền vốn ra chúng ta cần nhiều kỹ thuật, kinh nghiệm của những chuyên gia trong lĩnh vực này. Quyển sách nói về quy trình kỹ thuật, những kinh nghiệm trong sản xuất nhằm giúp cho ai muốn tìm hiểu vấn đề này, áp dụng vào thực tiễn sản xuất của nước ta.
Trong mỗi đối tượng giới thiệu về đặc trưng sinh vật học, kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật nuôi thương phẩm, thu hoạch và chế biến, biện pháp phòng bị bệnh hại.
Một điều xin bạn đọc chú ý, đây là tài liệu nước ngoài, khi áp dụng vào nước ta cần vận dụng linh hoạt ví dụ như các điều kiện sinh thái, đơn vị diện tích…
Tài liệu này không những làm tài liệu tham khảo cho các nhà ch3i đạo thực tế sản xuất nuôi trồng thủy sản mà còn cho cán bộ dạy về thủy sản và các ngành sinh học khác.
Mục lục:
Phần 1: Nuôi cá
Chương 1: Nuôi cá nộg
Chương 2: Nuôi cá bơn vĩ
Chương 3: Nuôi cá ngựa
Chương 4: Nuôi cá mù làn đầu đen
Chương 5: Nuôi cá đỏ dạ lớn.
Phần 2: Nuôi tôm
Chương 6: Nuôi tôm he
Chương 7: Nuôi tôm chân trắng Nam Mỹ.
Phần 3: Nuôi động vật thân mềm
Chương 8: Nuôi trai ngọc
Chương 9: Nuôi sò huyết
Chương 10: Nuôi nghêu xanh.
Phần 4: Nuôi thực vật biển
Chương 11: Nuôi trồng rong câu chỉ vàng.
Phần 5: Nuôi sinh vật làm thức ăn
Chương 12: Nuôi vi khuẩn quang hợp
Chương 13: Nuôi trồng vi tảo.
Phần 6: Nuôi động vật làm thức ăn
Chương 14: Nuôi luân trùng
Chương 15: Nuôi trùng muối.
Mời bạn đón đọc.