Cuốn sách Số phận một con người là tác phẩm được dịch từ nguyên bản Tôi nói thật với Thủ tướng của tác giả Lý Xương Bình đã tạo được dư luận rất lớn ở Trung Quốc. Là một bí thư Đảng uỷ xã lâu năm, tháng 3 năm 2000, ông viết thư lên thủ tướng Chu Dung Cơ phản ánh những vấn đề lớn ở nông thôn hiện nay. Bức thưnày đã dẫn đến sự lưu ý đặc biệt của Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc về vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn, gọi tắt là tam nông. Với những dẫn chứng được nêu một cách hệ thống, số liệu rõ ràng, cụ thể, chân thực, cuốn sách đã gây chấn động dư luận Trung Quốc và Lý Xương Bình tháng 12 năm 2000 được bầu là nhân vật xuất sắc nhất trong năm.
Một nhà văn viết thư cho Lý Xương Bình nói:
Trong lịch sử Trung Quốc, người nói cho quyền lợi của nông dân mới có hai người, một là Lương Thấu Minh, hai là Bành Đức Hoài. Anh có thể xem là người thứ ba. Nhưng là người thứ ba may mắn nhất!.
Bạn trên mạng: SMILEWW phát biểu bình luận : Hiện nay thiếu cái gì nhất?
Thứ nhất là lương tâm! Thư hai là lương tâm! Thứ ba cũng là lương tâm!
Thạch Đại Hữu ở văn phòng Cầu La Gia huyện Đại Trị tỉnh Hồ Bắc phát biểu:
Tôi không hề quen biết Lý Xương Bình, nhưng tôi hết sức cảm động khi thấy một Bí thư Đảng uỷ hương như Lý Xương Bình, dám mạnh dạng nói lên những điều thật sự cay đắng ở nông thôn , nơi mình lãnh đạo , Lời văn đầy cảm xúc chân tình. Mắt tôi rơi lệ khi đọc những trang thư này, lần này qua lần khác. Tôi đã nhìn thấy một quả tim hồng đang đập mạnh vì lo cho nước cho dân. Khi tôi đọc bài báo: Một Bí thư Đảng uỷ xã, nước mắt lưng tròng viết thư lên Thủ Tướng Chu Dung Cơ đã để lại cho tôi một cảm xúc sâu nặng . Tôi chảy nước mắt đọc lần này đến lần khác. Cảm thấy dòng máu nóng đang bừng bừng chảy. Khi tôi đọc bài báo này cho bạn bè nông dân chung quanh tôi, họ đều vô cùng xúc động.
Trong kỳ họp thường niên khoá 10, ngày 14/03/2006 vứa qua , Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn trung Quốc đã thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm lần thứ 11 (2006-2010), Thủ Tướng Ôn Gia Bảo đã khẳng định ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Trung Quốc hiện nay là phát triển vùng nông thôn nơi có hơn 800 triệu người đang sinh sống.
Lý Xương Bình chỉ cho chúng ta rõ: Ngoài Trung Quốc có Bắc Kinh, có Quảng Châu, có Thượng Hải, có Thâm Quyến đang tiến lên trên con đường phồn vinh văn minh mà chúng ta đã biết còn có một Trung Quốc nữa – Một Trung Quốc ngay tại quê mình.
Những nội dung chủ yếu Lý Xương Bình Đã đề cập Trong thư gửi Thủ tướng Chu Dung Cơ:
– Vấn đề nợ ở nông thôn là một quả bôm hẹn giờ.
– Cải cách thuế ở nông thôn gặp phải năm thử thách lớn.
– Viết thư lên trên là bắt đầu sự sám hối của mình đối với nôn dân.
– Hãy để nông dân có quyền cho đất nghỉ.
– Gánh nặng của nông dân và Ngu Công dời núi.
– Con đường cơ bản đề giải phóng nông dân, nâng cao thu nhập của nông dân.
– Những cảm nghĩ khó nói của Lý Xương Bình khi nghiên cứu vấn đề tam nông.
– Trực tiếp bầu Xã trưởng – một sáng tạo vĩ đại của nông dân.
– Tôi tìm con đường giải quyết vấn đề tam nông.
– Nên xây trước chống sau hay chống trước xây sau.
– Đạo lý của chữ nhất là một – vì nhân dân phục vụ.
– Tìm động lực mới.
Lý Xương Bình chỉ cho chúng ta rõ: Ngoài Trung Quốc có Bắc Kinh, có Quảng Châu, có Thượng Hải, có Thâm Quyến đang tiến lên trên con đường phồn vinh văn minh mà chúng ta đã biết còn có một Trung Quốc nữa – Một Trung Quốc ngay tại quê mình.
Đó là cuốn “Số phận một con người”, được dịch từ nguyên bản “Tôi nói thật với Thủ tướng” của tác giả Lý Xương Bình.
Là một Bí thư Đảng ủy xã, Lý Xương Bình đã viết thư lên Thủ tướng Chu Dung Cơ phản ánh những vấn đề lớn ở nông thôn Trung Quốc hiện nay.
Bức thư gây sự chú ý đặc biệt của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn, gọi tắt là “tam nông”. Thủ tướng Chu Dung Cơ đã 2 lần cử tổ điều tra soát xét, dẫn đến một cao trào cải cách nông thôn trên phạm vi toàn quốc.
Từ sự kiện này, Lý Xương Bình đã ghi chép thành sách với “Hy vọng hậu thế đừng có ai quên đi điều khổ nạn và đắng cay mà nông dân Trung Quốc phải chịu đựng ” (Trích trong lời tựa cuốn sách). Sau khi sách xuất bản, tác giả của nó đã được bình chọn là “Nhân vật xuất sắc nhất năm 2000”.
“Nông thôn thật nghèo, nông dân thật khổ, nông nghiệp rất nguy hiểm. Tôi đã quản lý nông dân 17 năm, tôi là kẻ có tội. Tôi bây giờ sám hối quá khứ của tôi. Tôi sợ sám hối muộn, trời xanh sẽ không tha thứ cho tôi”- Lý Xương Bình đã nói như thế khi xuất bản cuốn sách.
Còn nhà báo Tần Sóc, Tổng biên tập tạp chí kinh tế Cửa sổ phương Nam nhận xét: “Đọc cuốn sách, tôi có cảm giác chấn động đến tâm can, có cảm giác như con mắt và tâm linh đồng thời bị cháy bỏng”.
“Số phận một con người” có mặt tại Việt Nam qua bản dịch của Trần Trọng Sâm
Tin Báo SGGP 08/05/2006 (Theo TPO)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Lý Xương Bình đã viết lại câu chuyện thật của chính cuộc đời ông. Nhiều năm liền ông lần lượt làm Bí thư Đảng uỷ của bốn xã thuộc huyện Giám Lợi, tỉnh Hà Bắc, một vùng thuần nông nằm sâu trong Trung Hoa lục địa. “Nhớ lại 17 năm công tác ở nông thôn, làm việc tốt cho nông dân quá ít, làm việc xấu thì nhiều. Đối với nông dân, tôi là kẻ có tội” (Tựa sách). Từ bức xúc này, ngày 2 tháng 3 năm 2000, ông đã viết một bức thư gửi Thủ tướng Chu Dung Cơ, vạch trần toàn bộ thực trạng cùng khổ của người nông dân, sự bành trướng của bộ máy, sự lộng quyền của quan lại địa phương tại hương (xã) Bàn Cờ, mà đó cũng là thực trạng của huyện Giám Lợi của tỉnh Hà Bắc và của chung 900 triệu nông dân Trung Quốc. Quan trọng hơn, bằng tấm lòng của một đứa con nông dân, một người nhiều năm gắn bó với công tác nông thôn, một thạc sĩ kinh tế, ông phân tích nguyên nhân, kiến nghị giải pháp rạch ròi, cụ thể.
Không ngờ bức thư đã được Thủ tướng Chu đặc biệt chú ý, cử hẳn một đoàn cán bộ trung ương về điều tra khảo sát, tiến hành ngay những biện pháp cải tổ. Thế nhưng cuộc cải tổ tức thời ấy cũng không thành, vì sự che chắn và báo cáo láo của quan lại địa phương, nó lại thành một thứ thành tích dỏm. Cuối cùng, tháng 9.2000, Lý Xương Bình phải rời khỏi vị trí, trôi dạt xuống Thẩm Quyến thành người làm thuê.
Cuốn sách được Nhà xuất bản Quang Minh nhật báo in ngay trong năm 2000 và Lý Xương Bình được bầu là nhân vật xuất sắc nhất Trung Quốc trong năm này. Khi đó, ông mới 37 tuổi. Tôi không thấy nói nó có bị trở ngại gì không khi xuất bản ở Trung Quốc. Nhưng với tư cách một độc giả Việt Nam, tôi phải cám ơn Nhà xuất bản Hội Nhà văn đã cho in bản dịch cuốn sách, vì nó đánh thức ở tôi rất nhiều day dứt về tư cách làm người, làm một người cầm bút. Bởi tôi cũng là một đứa con nông dân.
Theo Báo SGTT 13/08/2006 Nguyễn Trọng Tín
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Ở lưng chừng thời gian
(Tiểu thuyết của David Bergen – Nhã Nam và NXB Văn Học)
Hai chị em Ada đã đến một thành phố VN vừa sôi động dửng dưng của những năm cuối 1990 để tìm thấy tuổi trẻ đầy day dứt, ám ảnh của cha mình – Charles Boatman – một anh lính Mỹ từng tham gia chiến tranh VN và bắn chết một em bé trong một trận càn. Ở đó, trong niềm tuyệt vọng mơ hồ về cái chết của người cha, trong nỗi đau dịu dàng của một tình yêu không nắm bắt được,
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
“Mùi hương” hay cái đẹp và sự hủy diệt |
(SGGP Ngày 16/05/2007) |
Khó có thể xếp Mùi hương (NXB Văn Học phối hợp cùng Công ty Nhã Nam thực hiện) của nhà văn Đức Patrick Suskind vào một thể loại văn học nào. Theo như giới thiệu, cuốn sách này là “câu trả lời của văn học châu Âu với dòng văn học lãng mạn huyền ảo Mỹ Latinh”. Thế nhưng cuốn sách lại không đơn giản như chính nó tự nhận, câu truyện là một sự pha trộn giữa nhiều thể loại. Có một chút trinh thám, rồi lại thấm đẫm hương vị quảng bá nghề pha chế hương thơm của châu Âu vào thế kỷ 18. Xem thêm nhiều hơn Thu gọn |