Xem sách hay

Sakichi Toyoda Và Toyota – Thay Đổi Công Thức Của Khát Vọng (Bộ Sách Đạo Kinh Doanh Việt Nam Và Thế Giới)

Mua ở đâu?
Nguyễn Thu An

Nguyễn Thu An

Sakichi Toyoda Và Toyota – Thay Đổi Công Thức Của Khát Vọng (Bộ Sách Đạo Kinh Doanh Việt Nam Và Thế Giới):
Sinh năm 1897 trong một gia đình thợ thủ công nghèo, bố làm nghề thợ mộc, mẹ chuyên dệt vải, bản thân ông không được học cao, nhưng có ai ngờ rằng Sakichi đã làm rạng danh dòng họ bằng công ty Toyoda Automatic Loom Works với dây chuyền sản xuất hàng nghìn chiếc máy dệt tự động và chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường máy dệt trong nước, đồng thời từng bước củng cố vị thế của mình ở nước ngoài.

Tháng 5-1930, Sakichi nằm xuống, nhưng sự nghiệp của ông không dừng lại, những ý tưởng táo bạo của ông, những ước mơ kỳ lạ của ông vẫn được thực hiện. Sự ra đời của công ty Toyota Mo-tor do người con trai ông là Toyoda Kichiiro sáng lập và điều hành, vững vàng vượt qua những thăng trầm gian khó để tiến tới thành công là nguyên nhân khiến tên tuổi của ông sau bao nhiêu năm vẫn còn lưu lại nơi này, dẫu con người đó đã trở về với cát bụi. Những người như Sakichi quả là đã để lại một dấu ấn của mình trên thế giới, để cái tên của ông mãi trở thành huyền thoại không chỉ đối với tất cả người dân của đất nước mặt trời mọc mà còn đối với hàng triệu triệu người trên trái đất này.

Nhìn lại cuộc đời của Sakichi, sự nghiệp của Sakichi, chúng ta không chỉ muốn tìm hiểu về ông và những bài học trong kinh doanh mà ông đã cùng hậu duệ của mình trong tập đoàn Toyota để lại. Chúng ta còn muốn tin vào khả năng sáng tạo vô hạn của con người, những con người thật bình thường chứ không phải nhân vật truyền thuyết, đã biến những ước mơ vĩ đại thành hiện thực.

Ở đâu đó, mơ ước của ai đó đang được ấp ủ. Hãy thổi bùng nó lên thành một hoài bão lớn và không để nó lụi tàn trong vọ vông. Hãy bắt đầu con đường của mình để đến với “miền xa xôi tuyết vòi”! Hãy đặt dấu chân mình trên con đường chưa có dấu chân qua!, Đó là thông điệp mà cuốn sách này muốn gửi tới bạn đọc.

Mục Lục:
Cùng bạn đọc: Kiếm tiền hay phụng sự xã hội
Lời nói đầu.

Phần 1: Làm sống dậy ngành dệt may Nhật Bản
Bắt chước mà làm tốt hơn mới là điều đáng quý
Táo bạo với ước mơ
Cúng đất nước chuyển mình
Đừng ngại vấp ngã
Sự khởi đầu của nền sản xuất tiên tiến ở Nhật Bản.

Phần 2: Hãy điều khiển ước mơ
Người chăm vườn và trái ngọt
Di sản của một mẫu mực cho trí tuệ Nhật Bản
Báu vật của người cha
Máy dệt Toyoda chu du thế giới.

Phần 3: Xung trận vào thị trường ôtô
Chạy đua với ông già thời gian
Toyota – biểu tượng mang tầm vóc quốc tế
Chiến lược lâu dài, chiến thuật linh hoạt
Cùng xây dựng và quảng bá “đạo Toyota”.

Phần 4: Kiệt quệ, hồi sinh và toả sáng
Con người – nguồn tài nguyên quý giá nhất
Vượt qua sóng gió, vươn tới đỉnh cao vinh quang.

Phần 5: Triết lý của gia đình Toyoda
Hệ thống sản xuất Toyota
Những triết lý của “đạo Toyota”
Đề chương chiến lược toàn cầu 2010 của Toyota
Bài học vượt thời gian
Những cột mốc đáng nhớ trong cuộc đời Sakichi Toyoda.

Mời bạn đón đọc.


Sakichi Toyoda Và Toyota – Thay Đổi Công Thức Của Khát Vọng (Bộ Sách Đạo Kinh Doanh Việt Nam Và Thế Giới)

(Thứ Tư, 04/07/2007)

Kinh doanh là gì và doanh nhân là ai?

TTCT – Giản Tư Trung và những cộng sự của anh ở PACE đã tự đặt lên vai mình một trọng trách “góp phần thu hẹp khoảng cách doanh trí giữa Việt Nam và thế giới”.

Với mục tiêu đó, tổ hợp giáo dục PACE đã thực hiện một cuộc nghiên cứu và sưu tầm đồ sộ về cuộc đời, sự nghiệp 25 doanh nhân huyền thoại của Việt Nam và thế giới, tổng hợp thành 25 quyển sách giá trị. Mười quyển sách đầu tiên trong bộ sách 25 quyển vừa được NXB Trẻ phát hành rộng rãi trên cả nước.

Bộ sách được PACE đặt tên là “Đạo kinh doanh Việt Nam và thế giới” với mong muốn chia sẻ rằng các doanh nhân là những người được sinh ra để thực hiện điều mà PACE gọi là “phụng sự xã hội” bằng những hành động kinh doanh, những hành động không phải chỉ để kiếm ra tiền, mà là tạo ra “nhiều giá trị hơn cho xã hội” và làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Bill Gates không thể nào tiêu hết một phần ngàn số lãi cơ bản được đẻ ra từ số tài sản khổng lồ của ông trong 1 triệu năm, trong khi ông chỉ có thể sống không quá 100 năm. Điều đó hàm nghĩa là toàn bộ tài sản mà ông làm ra, và cả những ý tưởng thiên tài của ông, cuối cùng thuộc về xã hội. Quĩ từ thiện Bill và Melinda của ông và vợ ông nay lên đến hàng chục tỉ USD cho thấy thái độ “phụng sự xã hội” của ông, ngay khi còn sinh thời. Sam Watson của Wal-Mart sống kín đáo, giản dị và tiết kiệm từng đồng USD, trong khi tài sản của ông ước lượng khoảng 25 tỉ USD và điều quan trọng là ông đã không coi số tài sản đó là của mình!

Như vậy, vấn đề cốt tủy của đạo doanh nhân không phải chỉ là giải quyết sự chọn lựa nhị nguyên “kiếm tiền hay phụng sự xã hội”, đặt chuyện kiếm tiền và phụng sự xã hội thành hai mặt đối nghịch và chia doanh nhân thành hai loại người, những người chỉ biết kiếm tiền và những người vừa biết kiếm tiền vừa biết phụng sự xã hội. Vấn đề cốt tủy của đạo kinh doanh chính là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập đó và chỉ ra rằng việc kiếm ra được nhiều tiền của doanh nhân cũng đồng thời bao hàm ý nghĩa là họ có điều kiện phụng sự xã hội nhiều hơn và tốt hơn. Khái niệm “doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm” (responsible business enterprise/RBE) đang được phổ biến và trở thành mô hình kinh doanh chuẩn mực, không những tại các quốc gia phát triển mà còn tại các thị trường mới nổi của những nền kinh tế chuyển đổi, đang trên đà hội nhập toàn cầu.

Cuối cùng, điều đáng trân trọng là ý tưởng xây dựng một thế hệ doanh nhân Việt Nam hùng mạnh có thể đua tranh mạnh mẽ cùng doanh nhân các nước, bằng cách “khôi phục các giá trị cao quí của văn hóa Việt Nam, những giá trị Việt kết hợp với những giá trị đỉnh cao của văn minh nhân loại để từ đó góp phần hình thành văn hóa doanh nhân Việt.

Đất nước Việt Nam, ngay trong thời kỳ còn dưới ách thực dân, đã sản sinh những Lương Văn Can, Bạch Thái Bưởi…, những doanh nhân đã khởi được nghiệp lớn trong hoàn cảnh hết sức khó khăn và đã có những ý tưởng về những yếu tố căn bản của đạo kinh doanh: (phải có) thương phẩm, thương đạo, thương học, biết cách giao thiệp, biết trọng nghề, có lòng kiên tâm, biết giữ tín thực. Cụ Lương Văn Can đã chỉ ra mối liên hệ thiết yếu giữa kinh doanh và phát triển của một nước: “Việc buôn bán thịnh suy có quan hệ đến quốc dân thịnh suy như thế, ta há nên coi thường xem khinh được sao?”. Ngay khi nước nhà mới giành độc lập, ngày 13-10-1945, Hồ Chủ tịch đã khẳng định với giới công thương kỹ nghệ gia Việt Nam: “Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng là sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng”.

Ngày nay, trên đà hội nhập, hợp tác và tranh đua cùng với cả thế giới, đất nước hơn bao giờ hết đang rất cần có một đội ngũ doanh nhân Việt Nam mới có bản lĩnh, có kiến thức, hành động chuyên nghiệp và nắm vững “đạo kinh doanh”.

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Sakichi Toyoda Và Toyota – Thay Đổi Công Thức Của Khát Vọng (Bộ Sách Đạo Kinh Doanh Việt Nam Và Thế Giới)

Bộ sách “Đạo kinh doanh Việt Nam và thế giới”

Làm ra của cải là một đạo lý lớn, không thể coi thường” “KIẾM TIỀN” hay phụng sự xã hội?” là câu hỏi và cũng là câu trả lời của tác giả dành cho thiên tài tin học Larry Page – người sáng lập ra công cụ tìm kiếm trực tuyến Google. Chính nhờ chữ “G” cùng hàng loạt chữ “o” huyền thoại mà hành triệu triệu người có thể tìm kiếm thông tin nhanh trong chớp mắt.

Tổ chức lại hệ thống thông tin toàn cầu nhằm phục vụ cho con người là mục đích chính mà Google được tạo ra và cũng là cái“đạo” kinh doanh của Larry: kinh doanh vì một thế giới tốt đẹp hơn, bảo vệ đến cùng quyền lợi của người tiêu dung và cống hiến hết mình cho sự sáng tạo.

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Ký Ức Không Quên – Cái Nhìn Của Một Nhà Báo Mỹ Về Những Cuộc Ném Bom Ở Việt Nam
(Thứ Năm, 1/05/2008)
Hồi ký chiến tranh của Jonathan Schell, một nhà báo cựu binh Mỹ, tác giả nổi tiếng của hàng chục tác phẩm viết về chiến tranh.

Tác giả nhìn nhận lại thực tế và mối tương quan của hai phía trong chiến tranh sau nhiều chục năm hòa bình: “Tôi viết về phần giới hạn của cuộc chiến… Tất cả người Mỹ chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh này, chứ không phải chỉ các binh sĩ cầm súng”. Có thể viết là cách để trút bỏ ám ảnh, là cách thoát ra khỏi gánh nặng tâm lý, nên sau hòa bình rất nhiều cựu binh Mỹ đã chọn cách này để tiếp tục cuộc sống hiện tại và tương lai của mình. Đó là sự thức tỉnh có khả năng giúp người ta tránh được những lỗi lầm tương lai, bởi chiến tranh bao giờ cũng là sự tàn phá và phi nghĩa. NXB Trẻ và Công ty văn hóa sáng tạo Trí Việt ấn hành, 2008.

T.Đ

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 
Mua ở đâu?