Rừng Thẳm (Tiểu Thuyết)
Hiếm có một nhà văn nào mà đương thời những tác phẩm của mình lại đựoc tuyển chọn in trong bộ sưu tập Pléiade tại Pháp. Julien Gracq là một trong những nhà văn hiếm hoi đó. Ông không những là một nhà văn nổi tiếng mà còn là một nhà phê bình văn học rất lớn như nhà văn Philippe Sollers đã từng phát biểu: Gracq chiếm một vị trí đặc biệt đáng kể trong nền văn học Pháp ở thế kỷ XX. Ông là hiện thân của trào lưu văn học lãng mạn Pháp, vừa thiên cảm mộng mơ vừa có tính bác học. Trong ông hội tụ những phẩm chất có từ Goeth – một nhà phiêu lưu nhất cho tới Châtaubritan rồi lại tiến tới sự mạo hiểm của trường phái siêu thực…
Trong tác phẩm này, Julien Gracq đã trao gởi nhiều kinh nghiệm của chính bản thân mình trong cuộc đời quân ngũ mà ông đã ấp ủ bấy lâu. Vào năm 1939, đây là năm đầu tiên của thứ mà ta vẫn quen gọi là Cuộc chiến tranh kỳ cục. Giai đoạn chờ đợi phập phồng , thời kỳ chờ đợi sự đổ bộ của quân Đức quốc xã vào Pháp ở vùng Ardenner, nơi mà chuẩn ý Grange cùng với tiểu đội của mình có nhiệm vụ cầm chân những chuyến xe bọc thép của Đức tràn xuống nếu như cuộc chiến bùng nổ. Nơi đây, thực ra vừa là chốn tiền tiêu, lại giống như một thứ đảo hoang trên trận tuyến Meuse luôn có những dấu hiệu đầy nghi ngại. Qua tác phẩm của mình, Gracq tố cáo chiến tranh – một cuộc chiến hết sức vô nghĩa lý như những trò chơi trẻ con với “Những cú huých khuỷu tay, những cú đạp chân…”.
Từ cuộc chiến vô nghĩa lý, tác giả nâng cao giá trị nhân văn, tình nhân loại yêu thương của con người trong thời chiến: những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa những người lính với những người dân địa phương, những mối tình chớm nở đã kịp để lại cho họ những tình cảm gắn bó không dễ gì phai mờ.
Mời bạn đón đọc.
Trạng thái “vớ vẩn”… như là đang yêu
(Rừng thẳm, tiểu thuyết của Julien Gracq, Hoàng Hà Constant dịch, NXB Đà Nẵng)
Cảm giác có thể chạy đi mãi dưới tán rừng trong buổi sớm. Và giấc ngủ, “tay buông thõng xuống thành giường trên dòng sông Meuse giống như bên thềm một bến đò” hệt như giấc mơ lãng quên, êm dịu.
Nhưng đây là đang chiến tranh. Đang vào năm 1939 – năm mở đầu của “cuộc chiến tranh kỳ cục” cùng với tất cả sự đảo lộn, phập phồng, hoang mang… Tại khu vực rừng thẳm Ardenne (nước Pháp), chuẩn úy Grange cùng tiểu đội của anh có nhiệm vụ cầm chân những chuyến xe bọc thép của Đức tràn xuống. Chiến tranh không biết nổ ra lúc nào…
Trong bối cảnh đó, Grange tình cờ làm quen với cô nàng Nona xinh đẹp. Hay nói chính xác hơn, chính Nona đã “theo dõi” sát nút anh chàng mơ mộng Grange. “Em đã quyến rũ được anh” – Nona nói như vậy với một tình yêu tràn đầy tự nhiên. Cũng có thể nói là buồn cười vì trong bối cảnh chiến tranh luôn mang tính chất “hù dọa” như thế, họ đã có những ngày sống bên nhau thật dễ chịu, vui tươi, nồng nàn… Dường như, ở đây, tác giả đã làm một động tác là “xua” chiến tranh sang một bên, hay là biến nó thành một “trường chiêm bao” với tất cả những gì không thể cưỡng lại của cuộc sống tràn trề.
Julien Gracq – tác giả của tiểu thuyết Rừng thẳm – được xem là một trong số hiếm hoi những nhà văn có tác phẩm được đọc nhiều nhất ở Pháp và trên thế giới. Và cũng hiếm có nhà văn nào mà khi còn sống tác phẩm lại được tuyển chọn trong bộ sưu tập Pléiade (Pháp). Với bạn đọc VN, hẳn đã từng biết Julien Gracq qua tiểu thuyết Bờ biển Syrtes – một cuốn sách rất tuyệt. Là người luôn phản đối việc thương mại hóa văn học, Julien Gracq chủ trương một loại văn chương thuần chất đầy thiêng liêng. Ông là người đã từng đương đầu với Sartre bằng cuốn tiểu luận Văn chương dành cho dạ dày (năm 1949). Không màng tới những gì “ngoài văn học”, thậm chí Julien Gracq còn từ chối giải thưởng Goncourt cho cuốn Bờ biển Syrtes (năm 1951).
Trở lại Rừng thẳm. Tôi đã đọc và… trở lại cuốn sách này sau những ngày bận bịu. Một cảm giác hân hoan tràn ngập trở lại. Đọc xong cuốn sách rồi mà cứ muốn cầm giữ mãi trên tay. Có những loại sách mình chỉ có thể đọc nó khi trong đầu hoàn toàn không “mưu tính” điều gì. Cuốn Rừng thẳm này thuộc loại sách đó. Một cuốn sách tràn đầy cảnh sắc và nhạc điệu thiên nhiên. Nó làm cho người đọc vừa muốn lướt nhanh vừa muốn giữ chậm; vừa nôn nóng muốn biết xem cuối cùng Grange có chết, lại vừa nín lặng từng bước chờ theo hơi thở cảm xúc của con người này (?!). Cuốn tiểu thuyết đặt mình vào một trạng thái rất “vớ vẩn” như đang yêu, chứ không phải là đang… gặm chữ (!).
TRẦN NHÃ THỤY
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
(VTV1 Ngày 04/10/2007)
Những vấn đề trọng đại của đất nước và toàn thể xã hội nhưng được soi chiếu bằng một góc nhìn giản dị, dễ hiểu, có đôi chút hóm hỉnh. Cách viết ngắn gọn, mạch lạc, đậm chất báo chí. Đó là cuốn sách “Thế sự – Một góc nhìn” của TS Nguyễn Sĩ Dũng.
Cuốn sách là tập hợp những bài viết đã đăng báo nhưng cũng là tập tiểu luận của một nhà khoa học tâm huyết với những vấn đề thời cuộc của TS Nguyễn Sĩ Dũng từ năm 2000. “Thế sự – Một góc nhìn” do NXB Tri thức ấn hành. Đó là 92 bài báo – 92 tiểu luận về muôn mặt thế sự. Văn phong của “Thế sự – Một góc nhìn”
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn